Liệu giới trẻ ngày nay có sẵn sàng cho công việc tương lai hay không? Đây là câu hỏi mà bất kỳ một thầy cô giáo nào cũng đều nghiêm túc đối mặt. Trong diễn biến chuyển đổi rất nhanh của xã hội, đặc biệt là về mặt công nghệ, câu hỏi này trở nên đúng và phù hợp hơn bao giờ hết. Hiện nay, trong môi trường học tập được hiện đại hóa, các phương pháp giảng dạy vẫn còn khá mơ hồ, chưa thực tế và sinh viên khi gia nhập lực lượng lao động hiện đại vẫn thiếu hụt kỹ năng công nghệ, khoa học máy tính, đặc biệt là trong các khối học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Kết quả sẽ ra sao? Những rủi ro cao về việc thiếu kỹ năng sẽ tạo ra tình trạng thất nghiệp kéo dài hoặc đi làm mà thiếu kỹ năng, nên sẽ lựa chọn các công việc ở mức thấp, với mức lương không đủ sống. Thêm đó, việc các nhân sự nữ không lựa chọn các ngành học STEM nên sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp và lương bổng của họ, dẫn đến tình trạng phổ cập về thiếu cân bằng giới.
Các chính phủ đều hiểu rõ về khoảng cách kỹ năng này và sẽ không đáng ngạc nhiên nếu thấy Giáo dục được đặt ưu tiên cao trong kế hoạch quốc gia của nhiều nước. Theo tổng hợp Giáo dục tới năm 2030 của báo cáo EIU (Economist Intelligence Unit) dự báo rằng chi tiêu của các quốc gia cho giáo dục không đồng nghĩa với chỉ số nhân sự tham dự ngành STEM. Tới năm 2030, EIU dự đoán Ấn Độ và Trung Quốc sẽ cho ra lò 1.7 triệu cử nhân với 400.000 kỹ sư STEM, và đây là 2 quốc gia hàng đầu. Tuy nhiên, số lượng không hoàn toàn đồng nghĩa với chất lượng đào tạo và năng lực làm việc. Điều cần thiết là phương pháp tiếp cận để học sinh học và hiểu được việc ứng dụng học tập và các kỹ năng cá nhân, xã hội và phát triển lợi ích cho cộng đồng. “Với sinh viên, chất lượng đào tạo là quan trọng để thu nhận kiến thức kỹ thuật số và các kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21, ví dụ như truyền thông, hợp tác, suy nghĩ sáng tạo và các kỹ năng xử lý tình huống. Chất lượng đào tạo không chỉ được tạo nên từ thương hiệu trường hoặc hạ tầng của các trường học mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hoặc giá trị của phương thức học được tiếp cận bởi từng học sinh, sinh viên”, ông Don Carlson - Giám đốc khối Giáo dục, Microsoft châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ. Phương thức để nâng cao chất lượng đào tạo là cải tiến chất lượng học của từng cá nhân. Nếu áp dụng công nghệ, công nghệ có thể giúp mở rộng trải nghiệm học tập nhờ xóa bỏ các bức tường lớp học và cho phép tương tác và kết nối rộng rãi để có môi trường học tập phong phú hơn. Ví dụ tiêu biểu của việc công nghệ có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập là trường Hale School, trường Nam sinh ở Perth, Úc. Các sinh viên có thể sử dụng các công cụ cộng tác như Microsoft OneNote và Office 365 để làm bài tập và các dự án, và giáo viên có thể nhận xét đồng thời điểm trên bài tập. Họ cũng sử dụng đàm thoại video để làm việc cùng nhau dù nhóm đang ở Úc hay Mỹ, hoặc chia sẻ và tương tác với các chuyên gia, những nhà khoa học đang làm việc tại rặng san hô Great Barrier Reefs. Tại các quốc gia phát triển, công nghệ hứa hẹn sẽ đưa lại những kết quả học tập tốt hơn kèm theo chi phí được giảm thiểu. Thông qua việc dạy sinh viên các kỹ năng công nghệ, truyền thông và cộng tác, các sinh viên cũng được đào tạo về kỹ năng để đáp ứng tốt thị trường lao động thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc cung cấp cho giáo viên và học sinh một chiếc máy tính hoặc máy tính bảng miễn phí không phải là đáp án đúng. Điều quan trọng phải ghi nhớ là công nghệ là phương thức chứ không phải thiết bị. Giáo viên tốt và những học sinh chăm chỉ sẽ đưa ra các bài kiểm tra thực tế với điểm số tốt, chứ không phải máy tính. Công nghệ, nếu sử dụng hiệu quả, sẽ là một công cụ hữu dụng mạnh mẽ, nhưng nếu không được áp dụng trong giáo án nhuần nhuyễn, công nghệ một mình sẽ không chuyển đổi được công tác giáo dục. Từ rất nhiều những điển hình thành công, tiêu biểu như Perth, Microsoft cam kết tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm của Microsoft cho các trường học, chính phủ và các tổ chức tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm giúp họ có được một lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số hiệu quả. Công nghệ cần là thành tố hỗ trợ việc đào tạo và học tập, nhằm giúp các thầy cô giáo tạo ra những kế hoạch học tập tối ưu cho học sinh của họ. “Chuyển đổi kỹ thuật số liệu có mang lại ý nghĩa cho các trường học thuộc các nước mới nổi tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không? Câu trả lời là tương lai sẽ hết sức tươi sáng. Thực tế là các khối nước phát triển đã ghi nhận những lợi ích rõ nét của việc chuyển đổi giáo dục nhờ công nghệ. Dù các nền kinh tế mới nổi chưa áp dụng nhiều công nghệ, nhưng sẽ có cơ hội tối ưu để số hóa nhờ học hỏi từ các quốc gia đi trước, rút ngắn khoảng cách và mở ra những cánh cửa mới trong chân trời học thuật”, ông Vũ Minh Trí - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam nhấn mạnh.