Ba lễ cúng quan trọng nhất trong tháng Chạp Âm lịch

Khang Nhi (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đối với người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung, tháng Chạp là tháng cuối cùng của năm Âm lịch.

Trong tháng cuối cùng của năm, bên cạnh bộn bề, lo toan công việc, cuộc sống, những người con xa quê khi thấy đào, mai hé nở đã nôn nao muốn trở về sum vầy cùng gia đình. Cũng trong tháng Chạp, nhiều người đều tranh thủ mua sắm và sửa lễ để thực hiện ba lễ cúng không thể bỏ qua.
 
Lễ cúng Rằm tháng Chạp

Đối với nhiều gia đình, mâm cỗ cúng vào ngày Rằm tháng Chạp thường khá tươm tất. Người dân vào ngày Rằm tháng Chạp thường hay mua giò chả thật sớm, thậm chí sẵn sàng xếp hàng chờ đến lượt ở những cửa hàng giò chả nổi tiếng.
Bởi trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp thường sẽ có thêm bánh chưng. Mâm cơm cúng rằm Tháng Chạp thường có: Gà trống luộc, măng miến, canh măng. Ngoài ra, phật thủ, hoa cúc, hoa huệ cũng được nhiều người lựa chọn để dâng lên tổ tiên, ông bà.
Lễ cúng ông Công, ông Táo

Sau lễ cúng Rằm tháng Chạp, vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, nhiều gia đình làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Mâm cỗ cúng thường có đồ vàng mã ông Công, ông Táo và cá chép. Vào những ngày này, các khu chợ đều đông vui, nhộn nhịp, người lựa mua vàng mã, người chọn mua đồ lễ cúng, người lại lựa chọn ba con cá chép đẹp để dâng lên cúng. Sau lễ cúng, các gia đình thường thả cá chép về sông. Lễ đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời hàng năm là mục nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam.
Lễ cũng Tất Niên
Lễ cúng Tất Niên là lễ cúng cuối cùng của tháng Chạp và thường được thực hiện vào ngày 30 Tết. Sau lễ cúng Tất Niên, mâm cỗ cúng được hạ xuống để con cháu trong gia đình sum vầy, cùng quây quần bên nhau. Mâm cỗ cúng Tất Niên thường có xôi gấc, bánh chưng, bên cạnh đó, cành hoa đào cũng rực rỡ khoe sắc trên ban thờ tổ tiên. Người lớn trẻ nhỏ tắm rửa xông hương hết những bụi bặm và điều không vui để đón một năm mới thật may mắn. Bữa cơm Tất Niên là bữa cơm vô cùng ý nghĩa, có đầy đủ các thành viên của gia đình.