Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bài học từ Seiko

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, nhà kinh doanh phải phân tích chọn cho mình một mặt hàng mà thị trường có nhu cầu cao và quan trọng hơn nhu cầu đó còn ít người đáp ứng, nếu chưa có ai đáp ứng thì càng tốt.

KTĐT - Trong khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, nhà kinh doanh phải phân tích chọn cho mình một mặt hàng mà thị trường có nhu cầu cao và quan trọng hơn nhu cầu đó còn ít người đáp ứng, nếu chưa có ai đáp ứng thì càng tốt.

Trường hợp thị trường hàng hóa đó đã có người đáp ứng thì phải xem trong đó có phân khúc nào còn trống để đầu tư.

Việc tìm một thị trường còn trống xem ra khó hơn việc tìm một phân khúc mà ta có thể kinh doanh. Cho nên ngày nay, tìm cho mình một phân khúc nhỏ trong thị trường lớn luôn được các công ty ra đời sau chú trọng.

Công ty Seiko của Nhật là một Công ty sản xuất đồng hồ nổi tiếng. Khi ra đời trên thị trường đồng hồ thế giới đã bị chi phối bởi đồng hồ giá cao sang trọng của Thụy Sĩ, dành cho giới thượng lưu và đồng hồ giá rẻ của Mỹ. Công ty Seiko đã chọn cho mình phân khúc trung bình, ở giữa đồng hồ giá cao Thụy Sĩ và giá rẻ Hoa Kỳ. Tức là đồng hồ Seiko chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, đa số giới trung lưu chấp nhận. Nhờ sách lược khôn ngoan này, Seiko đã chiếm được thị phần khá lớn trong giới trung lưu.

Ngoài ra, Công ty còn sản xuất hàng loạt đồng hồ giá rẻ với mẫu mã, nhãn hiệu khác nhau tung ra thị trường bán lẻ và cửa hàng bách hóa. Không những thế, để chia sẻ thị phần đồng hồ cao cấp cạnh tranh với đồng hồ Thụy Sỹ, Công ty Seiko tập trung sản xuất loại đồng hồ hạng sang chất lượng cao. Như thế, Seiko vừa giữ được thị trường hạng trung, vừa chia sẻ thị trường với cả hạng sang và hạng bình dân. Có thể thấy, cách khống chế 3 phân khúc thị trường của Seiko đạt hiệu quả  vì phân khúc nào, Seiko cũng có phần.

Hơn thế, Seiko không chỉ tập trung toàn bộ trí tuệ, tiền của cho việc sản xuất và tiêu thụ đồng hồ, Seiko đã chuyển sang đầu tư lĩnh vực làm máy tính và các sản phẩm tinh vi phục vụ khoa học kỹ thuật. Người nắm quyền điều hành Seiko là Ichitaro đã thành lập Công ty Epson ở Mỹ năm 1975, tham gia thị trường máy in kỹ thuật cao. Trong 10 năm Epson đã chiếm 40% thị trường máy in ở Mỹ.

Từ hoạt động của Seiko, có thể thấy rằng, các nhà kinh doanh cần phải phân tích kỹ thị trường để có những biến đổi cho phù hợp. Việc chọn phân khúc thị trường giá trung bình là sự lựa chọn chính xác khiến Seiko yên tâm làm chủ phân khúc này. Việc làm đồng hồ giá rẻ và hạng sang để chia sẻ thị phần với hai phân khúc kia cũng là sự cần thiết theo phương châm “tấn công là phòng thủ tích cực” để những công ty ở hai phân khúc kia lo đối phó giữ thị phần hơn là lấn sân ở phân khúc mà Seiko làm chủ. Sau này, việc đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh theo hướng tiên tiến là sự tự biến đổi theo xu thế thị trường thích hợp nhất. Mỗi doanh nghiệp cần biến đổi theo sự biến hóa của thị trường như Seiko.