Ngay sau phiên khai mạc chiều 5/11, các nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ các nước thành viên ASEM, Ủy ban châu Âu và Ban Thư ký ASEAN đã tiến hành phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề: “Các vấn đề kinh tế - tài chính” nhằm tìm ra biện pháp ứng phó với những nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu. Giữa lúc, cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi tại châu Á giảm sút, các lãnh đạo ASEM khẳng định quyết tâm tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế giữa hai châu lục nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, đồng đều...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Phiên họp toàn thể thứ nhất của ASEM 9. Ảnh: TTXVN
Hội nghị bày tỏ ủng hộ các biện pháp của Thượng đỉnh G20 ở Los Cabos về thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, nhu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng. ASEM 9 cũng nhất trí tiếp tục đóng góp vào những nỗ lực cải cách quản trị kinh tế toàn cầu và các định chế tài chính quốc tế, nhất là Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới theo hướng nâng cao tiếng nói và vai trò của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đồng thời ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và kết thúc thành công Vòng đàm phán Doha.
Nhận diện thách thức an ninh
Ngoài các vấn đề về kinh tế, trong chương trình nghị sự của ASEM 9 sẽ thảo luận những vấn đề được quan tâm như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu. Đặc biệt, vấn đề về chủ quyền trên biển dự kiến sẽ trở thành nội dung gây sóng gió trong các phiên thảo luận khi Tổng thống Philippines B.Aquino cho biết sẽ nêu vấn đề tuyên bố chủ quyền quốc gia đối với vùng chồng lấn ở Biển Đông để các bên cùng xem xét và thảo luận. Căng thẳng Trung Quốc - Nhật Bản liên quan tới tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông cũng được các đại biểu quan tâm, vì nó đã bắt đầu tác động tiêu cực đến các quan hệ kinh tế song phương. Từ đó, gây ra không ít lo ngại về sự va chạm giữa hai nền kinh tế lớn của châu Á, có thể gây hại cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như bất ổn an ninh cho toàn khu vực.
Hình thành cơ chế hợp tác Á - Âu
Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, ASEM đã phần nào đáp ứng được những sứ mệnh khi mới thành lập là gây dựng mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa châu lục Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai châu lục, đồng thời thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng. ASEM ngày càng thu hút được thêm nhiều thành viên tham gia với sự gia nhập của 3 thành viên mới tại Hội nghị lần này. Đợt mở rộng lần thứ 4 với sự tham gia của Bangladesh, Na Uy và Thụy Sỹ đã nâng tổng số thành viên của ASEM lên con số 51 vừa đánh dấu sự có mặt của những quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU). Đây là bằng chứng sinh động cho quá trình hình thành cơ chế hợp tác Á - Âu thay vì cơ chế hợp tác giữa châu Á với EU trong suốt thời gian qua. Các thành viên ASEM đều tin tưởng rằng, với bước chuyển lần này, Á - Âu sẽ ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong nỗ lực kiến tạo một thế giới hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển
Việt
Là thành viên tích cực của nhiều cơ chế thương mại khu vực và quốc tế, Việt