Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo động vai trò của tội phạm mạng trong nền kinh tế ngầm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nawaf Bitar, chuyên gia quản lý an ninh của Juniper, cho biết những tiến triển mới của thế giới tội phạm mạng đang tạo ra những thách thức mới cho các chuyên gia an ninh trong việc bảo vệ hệ thống máy tính.

Thế giới ngầm của tội phạm mạng đang phát triển nhanh chóng và ngày càng tinh vi, tương tự một nền kinh tế có tổ chức chặt chẽ với giá trị lên tới hàng tỷ USD.

Đây là kết luận của một báo cáo do Rand Corp. và tập đoàn an ninh Juniper Networks của Mỹ thực hiện.

Theo báo cáo công bố ngày 24/3, thế giới ngầm của tội phạm mạng đang "phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và mức độ phức tạp" và mang những đặc điểm của một nền kinh tế thị trường tự do.
nh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: infosecinstitute.com)
nh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: infosecinstitute.com)
Phó Giám đốc an ninh của Juniper, Michael Callahan, nhận định thế giới ngầm của tội phạm mạng hiện có đầy đủ các đặc điểm của một nền kinh tế. Thị trường này có đơn vị tiền tệ riêng như Bitcoin, khả năng chuyên môn hóa và có tính phục hồi cao.

Nếu một thành viên tham gia thị trường biến mất, sẽ ngay lập tức xuất hiện một cá thể mới lấp vào chỗ trống. Đây là một trong những dấu hiệu của một nền kinh tế khỏe mạnh.

Thế giới ngầm hacker bao phủ trên diện rộng từ Trung Quốc qua Đông Âu tới Mỹ Latinh với sự tham gia mạnh mẽ của giới tội phạm Mỹ.

Các hoạt động trên thị trường này cũng rất đa dạng từ mua bán công cụ hacker cho tới dịch vụ hack thuê. Tuy nhiên, trong thế giới ngầm của tội phạm mạng cũng tồn tại các quy tắc hành xử để đảm bảo sự phát triển của thị trường, trong "chữ tín" cũng được đặt lên hàng đầu.

Theo thống kê của báo cáo, có khoảng 30% người bán dữ liệu tài chính tại "chợ đen" là thành phần lừa đảo. Tuy nhiên, những đối tượng này thường chỉ hoạt động ở "tầng thấp" và sẽ bị loại khỏi thị trường nếu bị phát hiện.

Nawaf Bitar, chuyên gia quản lý an ninh của Juniper, cho biết những tiến triển mới của thế giới tội phạm mạng đang tạo ra những thách thức mới cho các chuyên gia an ninh trong việc bảo vệ hệ thống máy tính.

Theo ông Bitar, cộng đồng an ninh mạng cần chuyển sang sử dụng các biện pháp phòng thủ chủ động như bẫy, mã hóa và thông tin giả thay vì các biện pháp bị động truyền thống như tường lửa.

Theo ước tính của Tập đoàn An ninh McAfee và Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), tội phạm mạng gây tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu từ 100-500 tỷ USD mỗi năm. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã mạnh tay đầu tư tài chính và nhân lực để đối phó với loại tội phạm của thời đại số này.