|
Trang Nhất số 83 báo in Kinh tế và Đô thị ra ngày thứ Hai 13/4/2020 |
Phòng, chống dịch covid-19: Không thể lơi là, chủ quan
Tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội cuối tuần qua, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ rõ, khi số ca nhiễm giảm đi, nhưng bắt đầu có hiện tượng chủ quan, số lượng người dân đổ ra đường tập trung ở khu vực công cộng tăng lên. Trước thực trạng trên, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội phải chấp hành nghiêm như chấp hành mệnh lệnh trong thời chiến. Chúng ta không bàn luận, không có suy nghĩ, phân tích nhiều mà đây là vấn đề cấp bách để giảm thiểu thiệt hại.
|
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội, chiều 10 - 4. Ảnh Hải Linh |
Thế giới căng mình chống dịch Covid-19
Theo thống kê của worldometers.info, tính đến 18 giờ ngày 12/4 (theo giờ Việt Nam), 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 1,7 triệu ca dương tính với Covid-19, trong khi số ca tử vong đã lên tới 109.000 trường hợp.
|
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Tehran, Iran. Ảnh AFP-TTXVN |
Quốc tế đánh giá cao cách ứng phó của Việt Nam
Nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế đã đánh giá cao nỗ những nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam, nhất là mô hình phòng, chống dịch bệnh toàn diện, chi phí thấp.
|
Lực lượng dân quân tự vệ Thành phố hỗ trợ người cách ly trở về nhà sau khi hoàn thành cách ly 14 ngày. Ảnh Vũ Thanh |
Ngày thứ 5 cách ly thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội): Người dân chấp hành nghiêm qui định phòng chống dịch
Bước sang ngày thứ 5 bị cách ly do liên quan đến bệnh nhân 243 nhiễm Covid-19 và nhiều ca liên quan đến ca bệnh này, cuộc sống của người dân tại thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) đang quen dần so với những ngày đầu xáo trộn về mọi mặt. Người dân ở đây cũng tuân thủ tuyệt đối các khuyến cáo của ngành chức năng và mong bình yên sớm trở lại.
|
Lấy xét nghiệm người dân Hạ Lội ngày 12/4. Ảnh Ngọc Tú |
Triển khai các gói hỗ trợ: Quan trọng là đến đúng địa chỉ
Để hỗ trợ kịp thời DN, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã đưa ra các gói hỗ trợ tổng thể cả về tài khóa, tiền tệ và an sinh xã hội. Các chuyên gia đánh giá cao về các gói hỗ trợ khi được triển khai sẽ nhanh, kịp thời, đồng thời khuyến cáo, để chính sách có hiệu quả cần đến đúng các đối tượng được thụ hưởng.
|
Chi tiết các gói hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ |
Các dịch vụ “lên ngôi” nhờ dịch Covid-19 - Bài 1: Giải trí trực tuyến được mùa
Dịch Covid-19 đang nhấn chìm nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng lại là cơ hội cho các dịch vụ khác. Có thể kể đến như giải trí trực tuyến, các loại hình kinh doanh online, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ giáo dục, tổ chức hội nghị, hội thảo… trực tuyến.
|
Truyền hình trực tuyến hút người xem mùa dịch Covid-19. Ảnh Nguyễn Hà |
Gỡ khó cho đầu tư hạ tầng giao thông
Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hà Nội vẫn đặt quyết tâm không cắt giảm ngân sách dành cho đầu tư công, trong đó có hạ tầng giao thông. Việc điều tiết linh hoạt dòng vốn được xem như lời giải quan trọng, gỡ khó cho các dự án giao thông trọng điểm của TP.
|
Dự án đường vành đai 3 dưới thấp qua hồ Linh Đàm. Ảnh Trần Thanh |
Lơi là trong quản lý chợ “cóc”
Chợ “cóc” bình thường vốn đã không được phép hoạt động, cần được giải tỏa. Thế nhưng, giữa thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tại một số nơi, chính quyền sở tại bỏ ngỏ công tác quản lý chợ "cóc", ví như tại ngõ 60 phố Dương Khuê, khiến các khu vực này tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
|
Chợ cóc họp tràn lan tại ngõ 60 phố Dương Khuê, đoạn thuộc địa bàn phường Mỹ Đình 2 |
Vận tải hành khách sắp chạm đáy: Hàng không cần tự cứu mình
Những ngày qua, thông tin về việc Tập đoàn Qantas Group đang tính đến việc rút khỏi liên danh Jetstar Pacific khiến dư luận xôn xao. Dù chưa phải thông tin chính thức, song ít nhiều cho thấy sức chịu đựng của các hãng hàng không Việt Nam sắp đến ngưỡng sau một thời gian dài căng sức chống chọi với ảnh hưởng của dịch Covid-19.
|
Vận chuyển hàng hóa là cứu cánh của các hãng hàng không Ảnh Lê Thanh |
Cảnh báo tâm lý chủ quan với dịch bệnh
Qua khảo sát tại một số huyện ngoại thành của TP trong thực hiện chủ trương giãn cách xã hội những ngày vừa qua cho thấy, ngay sau khi “mệnh lệnh thép” có hiệu lực, các địa phương đều đã nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện không ít người dân chủ quan, coi thường giải pháp phòng dịch này.
|
Một tiệm rửa xe máy tại xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) vẫn hoạt động trong thời gian cách ly xã hội. Ảnh Trọng Tùng |
Người nghèo ấm lòng nhờ "cây ATM gạo"
Ngày 12/4, người dân khắp nơi liên tục kéo về Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để tiếp nhận những đơn vị gạo được phân phát từ chương trình từ thiện “ATM gạo”. Xuất phát từ việc làm của Trung tâm xuất bản Công ty CP sách Thái Hà, sau 1 ngày triển khai, nhiều người dân đã tự nguyện chở gạo đến đóng góp, chung tay “để không ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch Covid-19.
|
Người dân có hoàn cảnh khó khăn tới lấy gạo từ máy ATM phường Nghĩa Tân. Ảnh: Ngọc Tú |
Tuyển sinh đại học: Linh hoạt để tránh phụ thuộc vào kỳ thi THPT quốc gia
Trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định có thể không tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia. Nếu tình huống này xảy ra, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển sinh đại học.
|
Học sinh lớp 12 học trực tuyến trong những ngày nghỉ học do dịch Covid-19. Ảnh Ngọc Dương |
Phong tỏa thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh: Đề xuất hỗ trợ người trồng hoa
Sau khi thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh) bị phong tỏa để phòng, chống dịch Covid-19, người dân nơi đây hiện đang “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Nhiều diện tích trồng hoa của bà con cũng bị bỏ không do thiếu người chăm sóc, thu hái.
|
Cánh đồng hoa xã Mê Linh xác xơ do thiếu người chăm sóc |