Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 27/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương; Kiến nghị 6 giải pháp để doanh nghiệp thích ứng, bứt phá… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 225 ra ngày 27/9/2021.

 Trang nhất số báo 225 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành vào thứ 2 ngày 27/9/2021

Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương: Sẵn sàng mở cửa an toàn

Sáng 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với cộng đồng DN và các địa phương về giải pháp hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch Covid-19. Hội nghị do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất.

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị trực tuyến. Ảnh Nhật Bắc

Kiến nghị 6 giải pháp để doanh nghiệp thích ứng, bứt phá

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DN năm 2021, diễn ra ngày 26/9, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã nêu một số giải pháp nhằm tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các DN trong bối cảnh hiện nay.

 Các đại biểu phát biểu tại đầu cầu địa phương. Ảnh Nhật Bắc

Dần “xanh hóa” các vùng để từng bước phục hồi sản xuất

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị huyện Thanh Trì phát động phong trào “xanh hóa” các vùng trên địa bàn huyện, xây dựng “công dân xanh”, “doanh nghiệp xanh”, “cơ quan xanh” để từng bước bình thường mới trên cơ sở thực hiện nghiêm thông điệp“5K”và quét mã QR để khai báo y tế điện tử...

 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm, động viên sản xuất và kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Hợp tác xã An Phát (huyện Thanh Trì). Ảnh Công Hùng

Lan tỏa nguồn năng lượng mạnh mẽ

Một kinh nghiệm quan trọng trong phòng chống dịch tại TP Hà Nội được các bộ, ngành khi về làm việc đều ghi nhận là bài học về huy động sức dân. Người dân từng khu dân cư, tổ dân phố đã sát cánh cùng chính quyền các cấp, tạo ra nguồn năng lượng, động lực lan tỏa mạnh mẽ nhất để sớm đẩy lùi dịch bệnh. Đây cũng là sự thể hiện rõ nét của việc học và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Gian hàng 0 đồng tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình. Ảnh Thanh Hải

Kỳ vọng kinh tế Hà Nội bứt phá trong 5 năm tới

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô giai đoạn vừa qua đã nêu đầy đủ trên các lĩnh vực. Việc phân tích những kết quả đạt được và nguyên nhân chưa được cũng được TP chỉ ra chính xác và khách quan. Cộng đồng DN kỳ vọng vào sự bứt phá và phát triển kinh tế trong 5 năm tới với những giải pháp sát thực.

 Lắp ráp xe đạp tại Công ty CP Thống Nhất Hà Nội. Ảnh Thanh Hải

Xuất khẩu sẽ vượt mốc 310 tỷ USD?

Xuất khẩu không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn là một nội dung quan trọng của kinh tế vĩ mô. Vì vậy, dự báo về xuất khẩu để có biện pháp điều hành về xuất khẩu là rất có ý nghĩa.

 Sản xuất cấu kiện động cơ máy bay tại nhà máy Hanwha Aero Engines (Khu công nghệ cao Hòa Lạc). Ảnh Thanh Hải

Xây cầu mới - thêm cơ hội cho đô thị ven sông Hồng

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về chủ trương xây dựng thêm nhiều cầu qua sông Hồng của TP Hà Nội, Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội Nguyễn Xuân Tân khẳng định: “Thêm cầu vượt sông là thêm cơ hội cho sự phát triển của khu vực đô thị ven sông Hồng”.

 Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được xây dựng để tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng. Ảnh: Trọng Hiếu

Nhiều trường hợp vẫn chủ quan với dịch Covid-19

Sau khi Hà Nội nới lỏng một số biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19… nhiều người dân, cơ sở kinh doanh đã có tâm lý chủ quan, cố tình vi phạm các quy định về phòng dịch bệnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái bùng phát.

 Người dân câu cá tại khu vực hồ Định Công (phường Định Công, quận Hoàng Mai), sáng 26/9.

Ùn tắc trên đường Vành đai 3: Nhiều lỗi kết nối trên cao và dưới thấp

Nhiều chuyên gia cho rằng, tuyến Vành đai 3 của Hà Nội đang mắc lỗi thiết kế, gây khó khăn cho kết nối từ đường trên cao xuống dưới thấp, là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông.

 Tình trạng ùn tắc kéo dài trên đường vành đai 3 lối dẫn xuống diễn ra thường xuyên. Ảnh Hồng Quang

Quận Hai Bà Trưng: Hiệu quả mô hình Điểm tư vấn điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng

Với sự tham mưu của Phòng LĐTB&XH quận, tháng 8/2020, Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng được UBND quận đưa vào hoạt động tại Trạm Y tế phường Nguyễn Du, qua hơn 1 năm đã đạt những kết quả bước đầu, góp phần vào thành công chung công tác phòng chống tệ nạn xã hội (TNXH) tại quận.

 Cán bộ điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Ảnh  Thùy Linh

Đón du khách đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám trên nền tảng số

Trong bối cảnh dịch Covid-19 và sự phát triển của công nghệ, các di tích lịch sử, văn hoá, trong đó có Văn Miếu – Quốc Tử Giám cần những ngăn cách để tiếp cận với công chúng. Đó là nội dung tọa đàm trực tuyến “Đánh thức tiềm năng văn hoá Việt” diễn ra vào sáng 26/9.

 Thông báo tạm dừng mở cửa đón khách tại các khu di tích Văn Miếu vì dịch covid 19. Ảnh: Minh Tuấn

Phát động cuộc thi viết “Các vấn đề gia đình thời nay” lần thứ XI

Ngày 25/9, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi viết “Các vấn đề gia đình thời nay” lần thứ XI năm 2021 với chủ đề: “Chung tay vì môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái” trên báo Phụ nữ Thủ đô.

 Báo Phụ nữ Thủ đô trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Ảnh: Thuỷ Tiên

Hà Nội chuẩn bị 4 phương án để học sinh trở lại trường an toàn

Thời điểm hiện tại, “bao giờ học sinh được đến trường trở lại” là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Kịch bản đảm bảo an toàn cho học sinh quay trở lại học đã được Hà Nội tính toán, cân nhắc rất kỹ; trong đó có phương án cho học sinh đầu cấp và học sinh năm nay sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT (lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12) ở “vùng xanh” có thể quay trở lại trường.

 Các trường học thực hiện công tác vệ sinh, sẵn sàng đón học sinh trở lại. Ảnh: Nam Du

Kỳ vọng nâng tầm “tam nông” Hà Nội

Sau khi Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, Hà Nội đã sớm ban hành chương trình hành động cụ thể để tổ chức triển khai. Kết quả đạt được hơn 10 năm qua, nhất là trong giai đoạn 2016 - 2020 là rất đáng khích lệ. 

 Nông dân chăm sóc hoa trên cánh đồng huyện Mê Linh. Ảnh: Trọng Tùng

Kịch bản nào tiêu thụ nông sản mùa dịch?

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân vùng dịch, trong đó có Hà Nội.  Để bảo đảm chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân, các sở ngành của TP dù đã rất nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong không lưu thông, tiêu thụ nhưng vẫn xuất hiện những điểm nghẽn. Theo các chuyên gia, để hàng hóa lưu thông thuận lợi đến với người dân Thủ đô, người nông dân không rơi vào cảnh được mùa, mất giá, TP cần xây dựng một kịch bản sản xuất, tiêu thụ chiến lược, dài hơi, có thể “sống chung” với dịch.

Bài 1: Lúng túng tiêu thụ nông sản

Dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt là khi TP thực hiện giãn cách xã hội, ngành nông nghiệp của Hà Nội đã bộc lộ sự lúng túng trong khâu tiêu thụ nông sản. Trong khi người tiêu dùng phải mua nông sản với giá cao thì tại nơi sản xuất lại xảy ra tình trạng dư thừa cục bộ. Đây là hệ quả của việc cung chưa gặp cầu.

 Các ban ngành, đoàn thể huyện Hoài Đức hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Ảnh: Nguyễn Nga

Bầu cử Đức: Thách thức với người thắng cuộc

Ước tính hơn 60 triệu người Đức đã đi bỏ phiếu hôm 26/9 để bầu ra Thủ tướng mới, người sẽ mở ra kỷ nguyên “hậu Merkel”. Quyết định rời vị trí lãnh đạo quốc gia sau 16 năm của Thủ tướng Angela Merkel đã khiến nền chính trị Đức đảo lộn, dẫn đến cuộc chạy đua khó lường nhất trong nhiều năm trở lại đây.

 Ngày 26/9, các cử tri Đức bắt đầu đi bỏ phiếu bầu Quốc hội liên bang khóa mới. Ảnh: AFP