Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bất động sản giải trí và nghỉ dưỡng: Cái bắt tay ngoạn mục

Thiên Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trên thế giới cũng như nhiều nước trong khu vực, bất động sản giải trí và nghỉ dưỡng luôn là “mỏ vàng tỷ đô” bởi nhu cầu đến với những khu như vậy của khách du lịch là rất lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là khu vực phía Bắc loại hình này gần như còn rất hạn chế.

FLC Group tiên phong tích hợp bất động sản giải trí vào dự án nghỉ dưỡng

Đi du lịch nghỉ dưỡng đâu chỉ có liệt kê chỗ ngủ

Quan niệm đi du lịch, nghỉ dưỡng của khách du lịch Việt hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Họ đến với các khu nghỉ không chỉ để liệt kê các chỗ ngủ, ngắm cảnh đẹp mà những khu nghỉ đó còn phải đáp ứng được cả nhu cầu vui chơi giải trí và mua sắm.

Vì thế mỗi năm người Việt đem ra nước ngoài hàng tỷ đôla chi tiêu cho nhu cầu du lịch, cũng chỉ bởi họ cần có những trải nghiệm mới. Theo Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5 triệu lượt khách Việt đi du lịch nước ngoài, chi tiêu khoảng 6 tỷ USD (con số này trong năm 2012 chỉ khoảng 3,5 tỷ USD). Họ tìm đến các nước như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Campuchia...

Đây cũng là những nước phát triển rất mạnh loại hình BĐS du lịch giải trí và nghỉ dưỡng. Các nơi ăn chơi bậc nhất trên thế giới đều nằm ở những nước này, và đều là những mô hình BĐS nghỉ dưỡng kết hợp giải trí như Lasvegas (Mỹ), Genting (Malaysia), Lan Quế Phường (Hong Kong) hay Pattaya (Thái Lan)… đã đem lại hàng tỷ đôla Mỹ cho ngành du lịch các nước này.

Còn ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Bắc dù sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng thế giới, di sản thiên nhiên thế giới, rất nhiều công trình lịch sử văn hóa lâu đời…cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó, khách du lịch ở Việt Nam luôn tăng cao những năm qua. Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy khách trong nước tăng khoảng 40% còn khách quốc tế tăng khoảng 23%.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn đó là thời gian lưu trú của khách du lịch tại các khu nghỉ rất ngắn, gần như họ không có chỗ để chi tiêu bởi các khu nghỉ thiếu yếu tố giải trí và mua sắm. Ngoài tiền thuê khách sạn và một số dịch vụ ăn uống, spa, karaoke…khách du lịch không có chỗ để tiêu tiền.

Theo anh Nguyễn Tiến Long, một nhà đầu tư ở Hà Nội, cho rằng ngoài yếu tố bất lợi về mùa vụ ở một số khu nghỉ dưỡng, thì những khu nghỉ ở Việt Nam thua xa một số nơi anh đã từng đến như Phuket của Thái Lan hay Singapore chẳng hạn. “Tôi thấy, khách tới đó có đầy đủ các dịch vụ đi kèm như nhà hàng, mua sắm, vui chơi giải trí, quán bar… Khách tới đó, vui chơi suốt ngày đêm, nên các khu nghỉ dưỡng luôn kín phòng”. Anh Long nói

Đi tiên phong đón làn gió mới

Đây là lý do những khu nghỉ dưỡng thiếu đi tính hấp dẫn, làm giảm doanh thu cho chính các chủ đầu tư và cho cả các nhà đầu tư sở hữu các BĐS cho thuê. Theo Grant Thornton, tỷ lệ EBITDA (lợi nhuận) ngành khách sạn liên tục giảm những năm gần đây từ 35,6% vào năm 2013 xuống còn 29,7% vào năm 2015.

Nhận thấy, yếu tố vui chơi giải trí, mua sắm sẽ đem lại hiệu quả khai thác kinh doanh tốt nhất cho loại hình BĐS nghỉ dưỡng cho thuê, nhiều chủ đầu tư đã nhanh chân biến các khu nghỉ cao cấp thành quần thể du lịch giải trí, nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế.

Trong đó, điển hình là tập đoàn FLC đang triển khai giai đoạn 2 (FLC LUX City) của quần thể khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn Resort với ý tưởng là một “thành phố không ngủ”.

Bà Phùng Thị Hải Vân, Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn FLC, cho biết sau khi nghiên cứu nhiều mô hình trên thế giới như ở Pattaya (Thái Lan), Genting (Malaysia), Lan Quế Phường (Hồng Kông), Sentosa (Singapore)…chúng tôi sẽ đầu tư FLC LUX City với hơn 70 dịch vụ tiện ích kết hợp khép kín, biến nơi này thành một thiên đường giải trí – mua sắm - ẩm thực sầm uất nhất khu vực miền Bắc, thỏa mãn mọi nhu cầu của cư dân và giúp khai thác tối đa công suất cho thuê và kinh doanh dịch vụ suốt 4 mùa.

Một vài chủ đầu tư khác cũng đã bắt đầu hướng đến mô hình này, chẳng hạn như Vingroup, Sungroup, Emprire Group. Nhiều hạng mục vui chơi giải trí bắt đầu được đầu tư đi kèm với các khu khách sạn, biệt thự như vườn thú Safari, sân golf hay các khu trò chơi mạo hiểm…như mô hình BĐS du lịch giải trí ở Cocobay Đà Nẵng.

Điều đó lý giải vì sao công suất thuê phòng ở những khu du lịch như vậy luôn cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của ngành. Chẳng hạn công suất thuê phòng ở các khu nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Nha Trang hay FLC Quy Nhơn, FLC Sầm Sơn, luôn ở mức khoảng 85-90%, trong khi mức trung bình của ngành chỉ khoảng 50-60%.

Có thể nói, mô hình BĐS giải trí và nghỉ dưỡng không chỉ đem đến làn gió mới cho thị trường địa ốc mà còn là cơ hội đầu lớn cho các nhà đầu tư, gia tăng giá trị tài sản cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao.

FLC Lux City – Thành phố không ngủ!

Nằm trong Quần thể Du lịch – Nghỉ dưỡng 5 sao FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort, Đường Hồ Xuân Hương, Xã Quảng Cư, Thị xã Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, với quy mô hơn 50 ha, FLC Lux City là tổ hợp Bất động sản – Du lịch giải trí với hơn 70+ dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí – nghỉ dưỡng – mua sắm - ẩm thực – chăm sóc sức khoẻ… FLC Lux City sẽ cung cấp ra thị trường gần 700 căn Liền kề, Shophouse, Shoptel, hơn 400 căn hộ khách sạn (từ 1 đến 4 phòng ngủ) và hơn 60 căn biệt thự.

Để tìm hiểu thêm thông tin về dự án, vui lòng liên hệ:

Sàn giao dịch Bất động sản FLC

Tầng 1, FLC Landmark Tower, Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Hà Nội

Hoặc Phòng bán hàng tại Thanh Hóa

Nhà Đa năng, FLC Sầm Sơn, Hồ Xuân Hương, Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hóa

Hotline: 098 233 9393/ 0965 600 688

Email: kinhdoanhbds@flc.vn

Website: www.bdssamson.vn