Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bắt ông Đinh La Thăng thể hiện không có vùng cấm

Hà Minh- Lê Đạt-Trần Long-Trần Thụ-Trần Thảo-Đông Phong
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hàng loạt vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã, đang và sẽ tiếp tục được đưa ra ánh sáng, cùng với đó là nhiều cán bộ, đảng viên bị tuy tố; không ít tài sản của Nước, của Dân được thu hồi; niềm tin của nhân dân được củng cố …

Ông Lê Quang Thưởng - nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư  cho rằng, những quyết định này thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng để làm trong sạch nội bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử, một người từng là Ủy viên Bộ Chính trị phải vướng vào vòng lao lý. Trước đó, cũng có Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật, nhưng chỉ bị cách chức, khai trừ Đảng mà thôi. “ Đảng đã rất nghiêm túc, thể hiện không có bất cứ vùng cấm nào, dù người vi phạm có giữ trọng trách cao đến đâu”, ông Thưởng nói.
 Ông Đinh La Thăng. Nguồn: Internet.
Bên cạnh đó, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư cũng đặt câu hỏi, qua việc xử lý ông Đinh La Thăng liệu có lợi ích nhóm ở đây không? Bởi lẽ, một mình ông Thăng không thể làm được và vấn đề này cần làm rõ. “Tôi nghĩ việc bắt ông Đinh La Thăng chưa phải là kết thúc, mà còn nhiều việc phải làm nữa”, ông Lê Quang Thưởng nhấn mạnh.
Tiến sỹ Vũ Tiến Dũng - Phó Trưởng khoa Lý luận Chính trị, trường Đại học Xây dựng nhắc lại: Ngày 17/3/1952, Bác Hồ đã nói: "Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc''. 
Mong muốn của Bác cũng là nỗi niềm trăn trở, động lực phấn đấu của biết bao thế hệ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo. Tuy nhiên thời gian vừa qua, nhiều vụ việc được phát hiện, nhiều quan chức bị bắt giữ, đặc biệt khi nghe thông tin về quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, thì rất đau xót. Nhưng với sự vào cuộc quyết liệt như vậy đã khẳng định việc xử lý ông Đinh La Thăng đã thể hiện tính nghiêm minh, sự quyết liệt của Đảng, đại đa số nhân dân rất ủng hộ. Đây cũng là bài học sâu sắc cho cán bộ Đảng viên phải không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, tư tưởng đạo đức để không mắc phải sai phạm.

Thực tế này cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính sách thiết thực, mạnh mẽ để tiêu diệt tận gốc “giặc nội xâm”. Hàng loạt vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã, đang và sẽ tiếp tục được đưa ra ánh sáng, cùng với đó là nhiều cán bộ, đảng viên bị tuy tố; không ít tài sản của Nước, của Dân được thu hồi; niềm tin của nhân dân được củng cố …

Lời Bác còn văng vẳng vừa như khuyên bảo, vừa như cảnh tỉnh mọi cán bộ, đảng viên: "Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh".

Chủ trương, hành động quyết liệt và vô cùng hiệu quả của các thế hệ lãnh đạo đương nhiệm đang là sự thể hiện thiết thực nhất những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh!
Ông Trần Văn Bính - Tổ trưởng tổ dân phố khu đô thị Pháp Vân – Hoàng Liệt (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) cho biết: “Thông tin khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quần chúng Nhân dân đặc biệt quan tâm. 
Bắt ông Đinh La Thăng thể hiện không có vùng cấm - Ảnh 2
 Ông Trần Văn Bính - Tổ trưởng tổ dân phố khu đô thị Pháp Vân – Hoàng Liệt (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai).
Tất cả những người cố tình sai phạm dù ở cương vị nào, dù thời gian nào thì cuối cùng cũng phải chịu sự phán xử của pháp luật và việc làm đó hết sức thiết thực. Đây là minh chứng cụ thể trong quyết tâm chống tham nhũng đến tận gốc rễ của Đảng và Nhà nước ta. Các sai phạm trong quản lý tại PVN nhiệm kỳ trước đã được làm rõ, việc bắt tạm giam ông Đinh La Thăng đã giải toả hoàn toàn hoài nghi về có “vùng cấm” trong xử lý sai phạm. Sự quyết liệt đã đúng như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo T.Ư về công tác phòng, chống tham nhũng: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”. 
Cá nhân tôi và quần chúng Nhân dân đô thị Pháp Vân – Hoàng Liệt đều mong muốn sau thời điểm này, những cá nhân có hành vi tham nhũng, cố ý làm sai quy định của Nhà nước hòng trục lợi đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.”

Tăng niềm tin vào công cuộc chống tham nhũng của Đảng

Anh Đỗ Văn Nhân – phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) cho biết: "Việc cho thôi Đại biểu Quốc hội và ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Đinh La Thăng đã thể hiện quyết tâm cao trong công tác phòng chống tham nhũng của Đảng và đem lại niềm tin cho người dân. Đồng thời, điều này đã khẳng định, đối với những cán bộ đảng viên dù ở cương vị nào (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên T.Ư Đảng, hoặc đứng đầu một bộ, ban, ngành) nhưng làm trái quy định của Đảng, chỉ đạo điều hành không đúng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước và làm xói mòn lòng tin của Nhân dân thì cần phải xử lý thích đáng.

Bắt ông Đinh La Thăng thể hiện không có vùng cấm - Ảnh 3
 Ông Phạm Duy Tiên 

Theo tôi, không chỉ có một cá nhân ông Đinh La Thăng mà cả những người liên quan đến các vụ việc này cũng cần điều tra làm rõ để sớm đưa ra nghiêm trị trước pháp luật."

Vụ bắt ông Đinh La Thăng: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

Tối qua (8/12), sau khi Cơ quan Điều tra Bộ Công an thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở của ông Đinh La Thăng. Tuy ở một vùng quê ngoại thành nhưng dư luận từ quần chúng nhân dân và Đảng viên rất quan tâm đến sự việc này.

“Theo chúng tôi, sự việc nêu trên thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp. Cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã và đang đi vào hồi cao trào. Nó thể hiện tinh thần: Lời nói đi đôi với việc làm của Đảng ta. Và ai làm sai thì người đó phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật – Không có vùng cấm!” - Phạm Duy Tiên – Đảng Uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ.

 Ông Nguyễn Ngọc Sinh.

Ông Nguyễn Ngọc Sinh (Đảng viên xã Liên Hà, huyện Đan Phượng) cho biết: Việc xử lý ông Đinh La Thăng và ông Đinh Mạnh Thắng thể hiện quyết tâm cao trong công tác phòng chống tham nhũng, đem lại niềm tin cho người dân.

Đây là minh chứng cho sự khẳng định không có bất cứ vùng cấm hay ngoại lệ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Quyết định này đã khiến chúng tôi tăng thêm niềm tin vào công cuộc chống tham nhũng của Đảng ta.

Liên quan đến vụ việc của ông Đinh La Thăng, ông Nguyễn Hợp Thụ (Bí thư Chi bộ cụm 1, xã Liên Trung, huyện Đan Phượng) cho rằng, trong thời gian qua, Đảng ta rất kiên quyết với nhiệm vụ chống tham nhũng, đặc biệt coi trọng đạo đức, phẩm chất chính trị của cán bộ.

Đa số đảng viên, cán bộ, cử tri và người dân chúng tôi rất hoan nghênh và coi đó là quốc sách hàng đầu của Đảng ta trong việc đột phá chống tham nhũng, tiêu cực.

Bắt ông Đinh La Thăng thể hiện không có vùng cấm - Ảnh 5
 Ông Nguyễn Hợp Thụ

Tôi nhận thấy việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy cán bộ, đặc biệt là chúng ta đang thể hiện điều đó bằng việc nói và làm rất là triệt để, cứ cá nhân nào đã vi phạm thì phải bị xử lý. Và việc bắt ông Thăng là minh chứng không có vùng cấm trong chống tham nhũng.

Ông Nguyễn Trọng Liệt (Chi hội trưởng, hội Người cao tuổi xã Liên Trung, huyện Đan Phượng) chia sẻ: Việc khởi tố, bắt giam ông Đinh La Thăng với những sai phạm về kinh tế là một chủ trương hết sức đúng, kiên quyết của Nhà nước ta.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương đã kiên quyết việc thực hiện phòng chống tham nhũng và chúng ta đã loại dần được cái cụm từ đó là “vùng cấm đối
Bắt ông Đinh La Thăng thể hiện không có vùng cấm - Ảnh 6
 Ông Nguyễn Trọng Liệt
 với cán bộ cấp cao”. Việc đó chứng tỏ lý thuyết luôn đi đôi với thực hành.
Trước đó, như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa, ngày 8/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua 2 nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Bộ Chính trị cũng đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy đối với ông Đinh La Thăng. 

Cùng ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, bắt tạm giam. Ông Đinh La Thăng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Bộ Công an cho hay ông Đinh La Thăng liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan công an đang điều tra. Đó là vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) và vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II.