Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bí quyết chọn mua thẻ nhớ ngoài

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi tìm mua một chiếc thẻ nhớ là thiết bị bạn đang dùng yêu cầu định dạng thẻ nhớ nào.

 Thẻ nhớ ngoài vốn là linh kiện không thể thiếu đối với các thiết bị số như điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh, máy quay phim…. Mặc dù vậy nhiều người vẫn chưa biết cách chọn mua sao cho phù hợp với nhu cầu.
 
Trước khi quyết định tìm mua một chiếc thẻ nhớ, có một số điểm mà bạn cần lưu ý là kiểu thẻ nhớ, dung lượng lưu trữ và tốc độ chuyển dữ liệu.

Bí quyết chọn mua thẻ nhớ ngoài - Ảnh 1
 
Thẻ SD, mini SD và microSD
 
Phân loại thẻ nhớ
 
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi tìm mua một chiếc thẻ nhớ là thiết bị bạn đang dùng yêu cầu định dạng thẻ nhớ nào. Các loại máy ảnh, máy quay phim, smartphone, máy nghe nhạc… khác nhau sẽ sử dụng thẻ có kích thước khác nhau. Hiện có 3 loại thẻ nhớ thông dụng nhất hiện nay là SD, microSD và mini SD.
 
Thẻ SD loại tiêu chuẩn có kích thước lớn nhất và hiện nay (32x24x2.1 mm) nặng khoảng 2g và cắt vát ở góc thẻ. Hầu hết các máy ảnh trên thị trường hiện nay đều sử dụng thẻ SD có kích thước tiêu chuẩn. Thẻ MiniSD hiện ít được sử dụng có kích thước 21.5x20x1.4 mm và chỉ nặng 1g, tuy nhiên thay vì được cắt như thẻ sử dụng thì miniSD được bo tròn ở đầu để giúp người dùng điều hướng dễ dàng khi lắp vào khe cắm. Trong khi đó thẻ microSD lại là linh kiện hiện đang được sử dụng trên phần lớn điện thoại di động và máy tính bảng hiện nay, có kích thước 15x11x1 mm và chỉ nặng bằng một nửa so với mini SD.
 
Dung lượng lưu trữ
 
Cũng giống như USB và ổ cứng ngoài, dung lượng lưu trữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để người dùng chọn mua thẻ nhớ. Tuy nhiên giá cả và dung lượng lưu trữ luôn tỉ lệ thuận với nhau: dung lượng càng lớn thì giá thành sản phẩm sẽ càng cao.
 
Tất nhiên người dùng cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng để chọn mức dung lượng lưu trữ của thẻ nhớ. Với một nhân viên văn phòng thì một chiếc thẻ nhớ có dung lượng khoảng 4 - 8Gb là cũng khá đủ cho các nhu cầu lưu trữ thông thường. Còn với những công lượng việc liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu có dung lượng cao như chụp ảnh, quay phim… thì ít nhất người sử dụng cần một thiết bị có bộ nhớ từ 16Gb trở lên.
 
Tốc độ đọc dữ liệu
 
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc smartphone, máy ảnh du lịch hay một chiếc máy quay bỏ túi thì tốc độ đọc dữ liệu không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên nếu bạn mang sử dụng một máy ảnh DSLR với khả năng chụp các bức ảnh RAW độ phân giải cao, thì bạn cần đến một chiếc thẻ có tốc độ đủ nhanh để chụp hai hoặc hơn hai bức ảnh cho một lần bấm máy.
 
Nhìn chung, các loại thẻ nhớ có thể được phân theo lớp tốc độ (Class), dao động từ Class 2 (chậm nhất) cho đến Class 10 (nhanh nhất). Class 2 phù hợp với các máy quay video có độ phân giải chuẩn, trong khi thẻ Class 4 và Class 6 có khả năng hỗ trợ quay video độ nét cao. Class 10 là loại thẻ dành cho các thiết bị quay video HD hoặc thậm chí Full HD, do đó bạn cần căn cứ theo thông số kỹ thuật của thiết bị mà tìm mua một chiếc thẻ nhớ cho phù hợp.