Chủ tịch Quốc hội cho biết: Qua nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, chúng ta một lần nữa nhận thức sâu sắc hơn vai trò của Hiến pháp, pháp luật. Thời gian qua, công tác xây dựng Hiến pháp, pháp luật tạo ra hành lang pháp lý của nước ta đã có cố gắng, chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Quốc hội cũng lo lắng về nhiều vấn đề tồn tại như: Công tác xây dựng chương trình làm luật; tổ chức thực hiện pháp luật; công tác triển khai thực hiện pháp luật của toàn bộ hệ thống chính trị đến người dân còn nhiều tồn tại, khiếm khuyết.
Theo Chủ tịch Quốc, chúng ta đã ra được ra đạo luật cơ bản, luật gốc đó là Hiến pháp mới, hợp ý Đảng lòng dân, giờ phải tổ chức thi hành. Trên cơ sở này, đề nghị Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội giúp QH, giúp Thường vụ QH, giúp Chính phủ, Chánh án TAND tối cao rà soát, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết về thi hành Hiến pháp. Định kỳ báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp để đánh giá tình hình thực hiện như thế nào. “Đó là tinh thần mới nhất để xây dựng pháp luật tốt hơn” - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Luật ban hành pháp luật hợp nhất theo tinh thần xử lý trách nhiệm nghiêm túc đối với những khuyết điểm, yếu kém trong tổ chức, hướng dẫn triển khai pháp luật.
Từ cuối năm 2011, khi bàn về chương trình xây dựng pháp luật, QH đã lo lắng về việc triển khai, hướng dẫn thi hành pháp luật. Chúng ta đã có Nghị quyết 20 để thực hiện chương trình pháp luật và thực hiện các biện pháp để đảm bảo chương trình xây dựng pháp luật, tổ chức hướng dẫn thi hành pháp luật được tốt. Năm 2012 QH có Nghị quyết 37 về xử lý các vi phạm pháp luật, trong đó có việc liên quan đến Bộ Tư pháp và thi hành án. Cuối năm 2013 cũng có Nghị quyết 67 của của QH về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, UB Thường vụ QH và văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành. Trong nhiệm kỳ này vừa xây dựng Hiến pháp, mở ra một chương mới trong xây dựng pháp luật, vừa ban hành liên tục 3 năm 3 nghị quyết đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật là chức năng cực kỳ quan trọng trong quản lý nhà nước. “Chúng ta phải tổng kết, đánh giá chính mình nghiêm túc để phục vụ cho nhiệm kỳ sau, tiến bộ hơn nhiệm kỳ này. Đây là trọng tâm cốt lõi của nhà nước pháp quyền” - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định.
Chương trình kế hoạch thực hiện pháp luật có 2 trọng tâm: Thực hiện Hiến pháp và từng trọng tâm một trong thi hành pháp luật. Khẩn trương nghiên cứu để sửa đổi Luật văn bản ban hành văn bản pháp luật theo tinh thần đối xử lý trách nhiệm nghiêm túc đối với những khuyết điểm trong tổ chức hướng dẫn triển khai thi hành pháp luật.
Ngoài ra, trong thi hành án dân sự, Chủ tịch QH cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tích cực tiếp thu ý kiến QH để sửa đổi Luật thi hành án dân sự, trong đó có liên quan một số vấn đề của hệ thống pháp luật, văn bản pháp luật khác; làm sao để công tác thi án dân sự thật sự khả thi. Do công tác thi hành án liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử của tòa án, vì vậy cần phối hợp, tạo chuyển biến tích cực để công tác thi hành án đạt hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
|