Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Buồn vì vợ “nhanh mồm, nhanh miệng”

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cưới nhau được một thời gian anh cũng cảm thấy cuộc sống của mình thêm phần rộn rã vì có cô vợ ăn nói lưu loát.

Nhưng cái cảm giác đó dần mất đi, thay vào đó là sự khó chịu bởi sựnhanh nhẩu thái quá của vợ.
 
Anh lấy được một cô vợ xinh xắn, nhanh nhảu, lạ lùng là mỗi khi nghe người ta nhắc đến điều này anh thường không vui.

Anh là một giảng viên đại học, tính tình chín chắn, thâm trầm. Còn vợ anh làm việc cho một công ty bảo hiểm nên nói nhiều. Ngày cưới nhau về ai cũng trêu: Ông trời khéo sắp đặt, hai vợ chồng anh đúng là bù trừ cho nhau, là một cặp đẹp đôi.

Cưới nhau được một thời gian anh cũng cảm thấy cuộc sống của mình thêm phần rộn rã vì có cô vợ ăn nói lưu loát. Nhưng cái cảm giác đó dần mất đi, thay vào đó là sự khó chịu bởi sựnhanh nhẩu thái quá của vợ.
 
Một lần anh có khách, đó là cậu bạn rất thân học cùng hồiđại học, đi công tác rẽ qua chơi. “Giàu vìbạn, sang vì vợ”, khách đến chơi nhà vợanh niềm nở tiếp đón, chuyện trò hỏi han, cơm nước tươm tất thiết đãi. Cơm nước xong chịcòn pha ấm trà ngon ra mời khách, tưởng chị biếtý rút lui để cho đôi bạn được hàn huyên tâm sự. Ai dè chị ngồi đó tiếp khách luôn, anh nói một thì chị nói hai ba câu, nói chuyện nhiều hơn cả khách, lại toàn hỏi bạn chồng nhưng chuyện riêng không nên hỏi. Lúc tiễn bạn ra cửa, anh bạn hẹn anh khi khác ở quán bia làm anh phải đỏ mặt.
 
Một lần, hai lần rồi ba lần đều như vậy, anh cảm thấy cần thiết phải góp ý với vợ, ai dè chịnổi đóa lên: “Em ngồi đấy làm anh mất mặtà. Đã thế lần sau khách đến nhà anh đi màtiếp đón, em mặc kệ”.
 
Vì chuyệnđó anh chị giận nhau đến mấy ngày, căn nhà vắng tanh vắng ngắt chẳng ai nói với ai câu nào. Đến nước này anh đành phải xuống nước làm lành với chị. Và chuyện kia lại tiếp diễn. Khách đến nhà dù làmối quan hệ trong công việc của anh, chị cũng ngồi kè kè tiếp chuyện. Khách nói một, chịnói đến 2, 3 phần. Nhiều phen anh ngồi im đóng vai phụ cho đỡ ngượng.
 
Lần khác, cô sinh viên năm cuối đến nhờ anh hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp. Rõ ràng đây lànhững câu chuyện trong chuyên môn, vậy mà chịvẫn ngồi đó góp chuyện nhiệt tình. Trong khi anh nhận xét về đề tài cho cô sinh viên, thì chị ngồi đó hỏi xen vào đủ các thứ chuyện, nào là “quê em ở đâu”, “nhà em có bao nhiêu anh chị em”, “bố mẹ làm nghề gì”, “ở trọ hay ở kí túc xá”…Rồi còn bình phẩm về cách sống, lối sống của sinh viên hiện nay và vấn nạn “sống thử”. Anh giữ tế nhị và sĩ diện cho vợ không tiện nhắc trước mặt. Chỉ khổ thân cho cô bé kia, vừa nghe thầy giảng bài, vừa dỏng tai lên nghe và tiếp chuyện vợ thầy cho phải phép. Nhiều lúc cái mặt nó cứ “đơ” ra như bị “tẩu hỏa nhập ma”. Anh nén thở dài, ngại thay cho vợ mình.
 
Hôm trước một người bà con dưới quê lên, ngỏ ý muốn nhờ anh xin việc cho con. Anh chưa kịp trả lời ra sao thì vợ đã nhanh nhẩu chen vào:
 
- Giờ tìm việc trên thành phố khó như lên trời chị ạ. Muốn xin được phải dùng mối quan hệ thân quen mà cũng tốn không ít tiền của. Anh chị đã xác định xin việc cho cháu trên này thì cứ phải chuẩn bị tinh thần trước.
 
Anh vội đỡ lời cho sự hớ hênh của vợ:
 
- Xin việc trên thành phố đúng là khó vì cạnh tranh nhiều, nhưng nếu cháu nó có khả năng thì không phải là không được đâu chị ạ. Quan trọng là cháu nó có tinh thần phấn đấu. Nếu có cơ hội nào thích hợp em sẽ mách cho…
 
Khách về, cơn bực tức bấy lâu dồn nén có cơ hội trút bỏ:“Em làm gì cũng phải ý tứ một chút chứ. Có đời nào khách của chồng mà vợ cứ nói chen vào những câu chẳng ra làm sao cả. Anh thật xấu hổ trước mặt người ta…”
 
Những ngày sau đó là những ngày chiến tranh lạnh như thường. Vợ anh câm lặng như cái bóng. Anh không biết phải góp ý với vợ ra sao. Lần đầu tiên anh thấy sợ phải về nhà và đối mặt với cô vợ quá “nhanh mồm, nhanh miệng”.