Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các trung tâm GTVL tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Năm 2009, công tác tư vấn, GTVL của nhiều TT chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tình hình kinh tế khó khăn của các DN.

KTĐT - Năm 2009, công tác tư vấn, GTVL của nhiều TT chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tình hình kinh tế khó khăn của các DN.

Năm qua, các TTGTVL của T.Ư Đoàn giới thiệu việc làm cho hơn 1.145 ngàn LĐ, tăng 35% so với năm 2008. Nhằm tạo thêm nhiều việc làm năm 2010, các TT hướng tới nhiệm vụ như: Chú trọng đào tạo các nghề điểm tại địa phương, tăng cường kỹ năng tư vấn nghề nghiệp và dạy nghề ngắn hạn...

Bám địa bàn

Theo ông Chu Mạnh Sinh (Phó ban TN công nhân và đô thị, T.Ư Đoàn), hệ thống TTGTVL triển khai nhiều hình thức tư vấn, dạy nghề đa dạng: Hình thức tư vấn trực tiếp tại TT, qua các ngày hội việc làm, qua mạng Internet... Công tác dạy nghề bám sát địa bàn qua các mô hình như: DN ngắn hạn, liên kết dạy nghề, đào tạo nghề cho đối tượng đặc thù.

Theo ông Hồ Quang Lĩnh - TTDNTN tỉnh Quảng Nam, mô hình DN lưu động áp dụng khá thành công với tiêu chí "thanh niên cần gì dạy đó". Thông qua 220 lớp cơ sở, TT áp dụng 4 nội dung mới về kỹ thuật - thị trường - ngành nghề - mô hình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao tiến bộ KHKT, tăng thu nhập... đem lại hiệu quả tốt cho LĐ vùng sâu, thanh niên dân tộc.

Với TTGTVL Bắc Ninh, thế mạnh của website GTVL được khai thác triệt để. Qua năm 2009 - năm đầu hoạt động, website của TT có gần 700 lượt DN đăng ký tuyển dụng, hơn 580 ngàn lượt LĐ truy cập, trung bình 2,1 ngàn lượt LĐ truy cập trong ngày. Website đảm bảo thông tin trung thực, LĐ hạn chế thời gian tìm việc, thông tin đăng tải nhanh. Ngoài ra, các TT GTVL như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ... có nhiều kết quả tốt trong hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho LĐ trẻ.

Đề xuất

Năm 2009, công tác tư vấn, GTVL của nhiều TT chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tình hình kinh tế khó khăn của các DN. Mặt khác, các TT còn nhiều tồn tại như thiếu trang thiết bị vật chất, công tác tham mưu chưa tốt, giảng viên thiếu, nguồn vốn khó khăn... khiến việc tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT còn chậm và chưa đa dạng, chưa đầu tư sâu vào nhu cầu thị trường, chất lượng GTVL không đồng đều tại các TT...

Để tăng cường chất lượng GTVL, dạy nghề, các TTGTVL đề ra nhiều hướng đi tích cực. TTGTVL Quảng Nam cho biết, việc làm cần được xem là hoạt động nghị sự của tổ chức Đoàn các cấp, gắn đào tạo với giải quyết việc làm. Theo TTGTVL Thái Nguyên, cần tăng trình độ giảng viên từ việc lựa chọn tiêu chuẩn chuyên môn, năng khiếu, tâm huyết.

Qua tư vấn, TTGTVL TPHCM chỉ rõ các điểm yếu của LĐ trẻ như thiếu kỹ năng làm hồ sơ, tham dự phỏng vấn, làm việc nhóm... TT cho rằng cần chú trọng tăng cường các buổi giao lưu, nói chuyện theo các chuyên đề việc làm, hướng nghiệp với các chuyên gia, DN...

Theo ông Chu Mạnh Sinh, hệ thống TTGTVL xác định các nhiệm vụ trọng tâm năm 2010, như: Tăng cường thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm, đẩy mạnh dạy nghề và nâng cao chất lượng GTVL, nâng cao năng lực hoạt động các TT...