Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cải thiện điều kiện an toàn vệ sinh lao động cho thanh niên

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 15/4, Bộ LĐTB&XH, Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khai trương và ký kết dự án "An toàn và Sức khỏe cho người lao động - An toàn và sức khỏe cho lao động trẻ".

Đây là dự án toàn cầu do Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ với tổng số vốn 11,4 triệu USD. Việt Nam, Philipine và Myamar là 3 nước thí điểm cộng với 8 quốc gia khác tham gia khác. Mục tiêu của dự án toàn cầu là cải thiện điều kiện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Đặc biệt là lao động trẻ từ độ tuổi tối thiểu đến 24 và xây dựng văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam. Dự án thực hiện trong những ngành có nguy cơ cao như xây dựng, nông nghiệp, chế tạo.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Dự án thí điểm tại Việt Nam, đặt ra 4 mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, cải thiện công tác thu thập và sử dụng số tài liệu về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là số liệu về lao động trẻ ở Việt Nam. Thứ hai, cải thiện các quy định và chương trình về an toàn vệ sinh lao động để giải quyết những vấn đề về an toàn và sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ. Thứ ba, nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước và các đối tác xã hội để thúc đẩy, thi hành tuân thủ luật và các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Đặc biệt liên quan tới lao động trẻ ở Việt Nam. Thứ tư, nâng cao hiểu biết và nhận thức cho lao động trẻ ở Việt Nam về các mối nguy hại và rủi ro đặc thù tại nơi làm việc.

Chia sẻ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khu vực phi chính thức, lao động trẻ tại Việt Nam, một đại diện Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ LĐTB&XH cho biết: Hầu hết các cơ sở sản xuất phi chính thức không bố trí cán bộ hay bộ phận phụ trách về môi trường lao động và an toàn lao động. Các cơ sở không có sổ theo dõi, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và không thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo điều tra khi xảy ra tai nạn lao động. Đặc biệt là giấu diếm tai nạn lao động, kể cả khi xảy ra tai nạn lao động chết người.

Trong khi đó, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng cho lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hầu hết lao động phi chính thức không tiếp cận được. Còn chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động rất khó thực hiện.

Kết quả điều tra 1.665 cơ sở sản xuất cá thể năm 2015 của Viện Khoa học lao động và xã hội, cho thấy chỉ có 5,47% cơ sở phi chính thức quy định bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.