Hiệu quả, thiết thựcBáo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2016, TP đã triển khai thực hiện 14 chương trình/dự án sử dụng vốn ODA với tổng số vốn là 68.913.017 triệu đồng, tương đương khoảng 3.041,5 triệu USD (theo tỷ giá tạm tính 1 USD = 22.000 VNĐ). Số vốn ODA đã giải ngân trong giai đoạn 2011 - 2016 là 11.573.637 triệu đồng tương đương khoảng 526 triệu USD, cao hơn hai lần so với số giải ngân giai đoạn 2006 - 2010.
Phó Chủ tịch Nguyễn Doãn Toản cũng cho biết, hầu hết các dự án sử dụng vốn ODA được đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng, như: giao thông, môi trường, cấp - thoát nước... Ví dụ như các dự án ODA trong lĩnh vực cấp nước đều đã hoàn thành, góp phần nâng công suất nước sạch của Hà Nội từ 200.000m3/ngày đêm lên trên 500.000 m3/ngày đêm. Đưa tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đạt trung bình khoảng 120 - 130 lít/người/ngày; giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch xuống còn dưới 35%. Ngoài ra, Chương trình nước sạch và VSMT nông thôn (vay vốn World Bank) đã xây dựng được 6 trạm cấp nước sạch liên xã với cung cấp 23.950 m3/ngày đêm cho khoảng 168.000 người; cải thiện điều kiện vệ sinh tại các trường học và trạm y tế tại các huyện ngoại thành.Đặc biệt, nguồn vốn ODA đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các dự án hạ tầng giao thông. Nhiều công trình từ nguồn vốn này có sức lan tỏa, hiệu quả và ấn tượng với Nhân dân Thủ đô cũng như cả nước; điển hình như công trình cầu Nhật Tân (vốn ODA Nhật Bản), tuyến xe buýt BRT 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa… Hiện một số tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) có tầm quan trọng chiến lược trong Quy hoạch GTVT Thủ đô cũng đang được thực hiện bằng vốn ODA. Ngoài ra, các dự án trong lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục đào tạo... được tài trợ từ nguồn vốn ODA cũng góp phần giải quyết những khó khăn vê cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để phục vụ người dân TP được tốt hơn. Phó Chủ tịch Nguyễn Doãn Toản đánh giá: “Các dự án này ít có khả năng sinh lời trực tiếp nhưng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của Thủ đô, tạo thêm sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước”.Giải ngân theo tiến độĐánh giá cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA của Hà Nội, nhưng Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu lên một số băn khoăn, thắc mắc tập trung xoay quanh 3 vấn đề nổi bật. Thứ nhất là liệu TP có đủ khả năng chủ động nguồn vốn đối ứng tại các dự án sử dụng ODA hay không. Thứ hai là việc chậm tiến độ, chậm giải ngân vốn ODA tại một số dự án. Thứ ba là Hà Nội cần những điều kiện gì để sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA.Giải đáp những thắc mắc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tất cả dự án đầu tư công, chương trình vay đều được Thành ủy, HĐND TP xem xét thông qua. Do đó đã có sự chuẩn bị chu đáo về các điều kiện đầu tư cũng như nguồn vốn đối ứng. “Hà Nội không gặp khó khăn gì trong vấn đề này” - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định. Thậm chí, thời gian qua, Hà Nội đã rất chủ động trong việc tự cân đối thu - chi để điều tiết thêm ngân sách cho đầu tư hạ tầng.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Ông Hải cho biết, với các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội, dư luận, ĐBQH hết sức quan tâm… “Dự án rất lớn mà không được đưa vào dự án đầu tư công trung hạn của cả nước thì không ổn. TP cần khẩn trương báo cáo Quốc hội, Chính phủ để đưa vào danh sách để thời gian tới được bố trí nguồn vốn. Chúng tôi hết sức ủng hộ thành phố”, ông Hải nhấn mạnh.