Đây là vấn đề được đề cập tại Hội nghị Nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài do Bộ LĐTB&XH tổ chức sáng 8/3.
“Trên trải thảm, dưới rải đinh”
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, hiện có sự tranh giành địa bàn của các DN XKLĐ, dẫn đến có tình trạng thông đồng với nghiệp đoàn để tạo ra môi giới, thu phí cao...
Hiện nay, nhiều DN XKLĐ đang khó khăn trong việc tuyển nguồn nhưng lại không được các địa phương tạo điều kiện, cũng bởi luật bất thành văn “giấy phép con”. Ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa than phiền: Chúng tôi đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép triển khai thực hiện các đơn hàng. Nhưng cơ hội chúng tôi tiếp xúc với người dân để tư vấn, tuyên truyền đi XKLĐ thoát nghèo lại rất khó. Lãnh đạo một số huyện ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên yêu cầu chúng tôi phải chờ Thường vụ họp để cho ý kiến mới được gặp dân. Mà Thường vụ 3 tháng mới họp một lần, vì thế có nơi một quý chúng tôi không tiếp xúc được với người dân để tuyên truyền. Trong khi đó, người dân lại tha thiết được tham gia XKLĐ. Thế là cán bộ tư vấn XKLĐ đi gặp người dân và bị công an bắt nhốt một đêm! Đúng là “trên trải thảm, dưới rải đinh!”. Đại diện một DN XKLĐ khác cũng cho biết, khi đã có giấy phép con của tỉnh cũng chưa hết những trở ngại vì khống chế về mặt thời gian hoạt động, số huyện cũng như số người dân DN được gặp. Cũng có ý kiến cho rằng việc tổ chức đi XKLĐ là theo cảm tính, không có định hướng ngành nghề.
Doanh nghiệp phải tạo dựng uy tín
Trả lời báo chí về việc DN được cấp giấy phép nhưng khi đi đến các địa phương để tuyên truyền, tư vấn lại bị gây khó dễ, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng: Việc này phải nhìn nhận từ hai phía. Thứ nhất, ở nhiều địa phương, việc tuyên truyền vận động, tạo nguồn cũng tốn kém khoản chi phí nhất định. DN có hỗ trợ địa phương làm việc đó không? Cần phải có sự thương lượng giữa DN và địa phương. Thứ hai, nhiều DN đã xây dựng được thương hiệu, uy tín về địa phương được chào đón, tuyển chọn và đào tạo rất tốt. DN còn chăm lo và hỗ trợ cho NLĐ trong những năm làm việc ở nước ngoài. Nhưng có những DN năng lực yếu kém, trước đây có sai phạm trong việc tuyển chọn LĐ đưa đi đào tạo trong nhiều tháng. Nhưng cuối cùng NLĐ không được đi mà DN cũng không hoàn trả lại phí. Cho nên các DN XKLĐ muốn đẩy mạnh lĩnh vực này thì cần nâng cao năng lực, xây dựng thương hiệu, uy tín và sòng phẳng với NLĐ.
Để nâng chất lượng nguồn nhân lực đi XKLĐ, nhiều DN XKLĐ đề nghị giảm bớt yêu cầu giấy phép con cũng như những thủ tục phiền hà. Đặc biệt, về phía Bộ LĐTB&XH nên có những định hướng, dự báo và kế hoạch về nhu cầu tuyển dụng NLĐ của các nước. Cũng như chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng LĐ từng ngành nghề để các DN có sự chuẩn bị, tránh lãng phí. Tuy nhiên, một vấn đề cần giải quyết ngay đó là tiếp tục giảm tỷ lệ NLĐ cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng. Nhưng điều quan trọng nhất mà các DN nên làm đó là giáo dục mục tiêu đi làm việc ở nước ngoài cho NLĐ. Bên cạnh làm tốt công việc chuyên môn, NLĐ cần trau dồi ngoại ngữ đạt trình độ nhất định, khi về nước sẽ được DN nước đó tuyển dụng tiếp.
Trong 3 năm 2014 - 2016, tổng số NLĐ Việt Theo kế hoạch, từ năm 2017 - 2020, hàng năm sẽ đưa được từ 100.000 - 120.000 NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, trong đó từ 70 - 80% NLĐ đã qua đào tạo. Các thị trường truyền thống sẽ tiếp tục được giữ vững, đồng thời mở rộng các thị trường tiếp nhận NLĐ có trình độ cao. Phấn đấu đưa từ 5.000 – 6.000 NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức. XKLĐ không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà còn là chuẩn bị lực lượng lao động trong thời gian tới. Khi chúng ta chuẩn bị tốt và tập trung được những người đã đi XKLĐ, họ sẽ là nhân lực phục vụ DN của nước đó khi vào Việt Muốn công tác XKLĐ đạt hiệu quả cao, toàn thể hệ thống chính quyền địa phương phải vào cuộc. Bộ LĐTB&XH cần xem xét các văn bản quy định trong lĩnh vực XKLĐ còn gì vướng mắc cần sửa thì điều chỉnh... Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam |