Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chàng trai câm, điếc, tài hoa

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nhà Đạo vốn đã khó nay lại càng khổ hơn. Cha mẹ anh chỉ sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của xí nghiệp gốm đã giải thể.

KTĐT - Nhà Đạo vốn đã khó nay lại càng khổ hơn. Cha mẹ anh chỉ sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của xí nghiệp gốm đã giải thể. Khó khăn, nghèo túng cứ thế đeo đuổi gia đình Đạo. Người cha ngoài 60 tuổi của anh lại cặm cụi dựng lò làm thêm gốm để bù đắp chi tiêu hằng ngày vốn đắt đỏ ở đất Hà thành.

Khi chàng trai vừa câm vừa điếc Phạm Anh Đạo được bầu chọn là một trong 10 công dân tiêu biểu của thủ đô Hà Nội, người không biết thì ngỡ ngàng nhưng ai tường tận lại không hề ngạc nhiênMới ngoài 30 tuổi nhưng chàng thanh niên câm, điếc Phạm Anh Đạo đã tạo dựng được những thành quả đáng nể trong cuộc sống. Tuy khuyết tật nhưng Đạo đã có trong tay một gia sản mà không phải thanh niên bình thường nào cũng dám mơ. Đáng nói hơn, Đạo được xem là một trong những người đã thức tỉnh thợ gốm Bát Tràng, đưa họ quay lại với nghề truyền thống của tổ tiên.
 
Bất hạnh từ nhỏ

 
Trong gian hàng gốm của vợ chồng Đạo, người xem có thể nhận thấy những nét đẹp chất phác phảng phất từ các dòng gốm cổ của vùng đất gốm Bát Tràng. Trong nắng sớm, những lọ độc bình thô mộc mới được đôi bàn tay của Đạo vuốt dựng thoảng nồng mùi đất sét.
 
Phía lò nung, Trinh, cô vợ trẻ của anh và là người làng gốm Kim Lan, đang khẩn trương chuẩn bị cho ra mẻ gốm mới. Chị khoe: “Vợ chồng tôi đang hoàn tất mẻ hàng nhận đầu năm rồi”. Nhìn cơ ngơi xưởng gốm của Đạo - Trinh, ít ai nghĩ rằng đôi vợ chồng này đã từng lay lắt đói nghèo rồi đến với nghề truyền thống của làng và thành đạt.
 
Đạo bị câm, điếc từ nhỏ. Mẹ anh kể: “Chúng tôi là dân gốc của làng Bát Tràng. Tôi sinh đôi 2 con trai, Đạo là em. Nhà nghèo nên khi mới lọt lòng, Đạo thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Chào đời được mấy ngày, nó đã phải nhập viện vì chứng viêm phế quản nặng. Để cứu Đạo, các bác sĩ của Bệnh viện Xanh Pôn - Hà Nội lúc ấy đã phải dùng một số loại kháng sinh nặng điều trị”.
 
Khi Đạo lên 5 tuổi, cha mẹ anh phát hiện sự bất thường của con trai mình. “Đạo không nghe được người khác gọi. Lên 7 tuổi, nó vẫn cứ ú ớ không nói được thành lời. Không tin rằng con mình khuyết tật, vợ chồng tôi vội đưa Đạo đến bệnh viện. Thế nhưng, chúng tôi đã chết lặng, không tin nổi vào tai mình khi nghe bác sĩ kết luận: Đạo bị mắc chứng câm, điếc mà nguyên nhân là do di chứng của những loại kháng sinh liều cao mà nó điều trị lúc mới sinh” - mẹ anh ngậm ngùi. Thật ra, Đạo không bị câm điếc hẳn. Anh vẫn có thể nghe được khi hét vào tai và nói ú ớ rất khó khăn.

Đến tuổi đi học, thương con, cha mẹ Đạo vẫn đưa anh tới trường với hy vọng mong manh rằng học được ít chữ để sau này đỡ vất vả. Ngặt nỗi, lần mò học đến lớp 5, Đạo vẫn không viết được. Chuyện đi học lúc đó cũng như cả khoảng đời cắp sách đến trường của anh là sự cầu xin của gia đình và lòng chiếu cố, thương hại của thầy cô, nhà trường. Theo đuổi chữ nghĩa không được, Đạo nghỉ học theo cha ra Xí nghiệp Gốm Bát Tràng làm chân chạy nước cho mấy bác thợ.
 
Ở xí nghiệp, những lúc rảnh rỗi, Đạo lại ngồi bó gối xem thợ tạo dáng gốm. Ở nhà cũng vậy, hễ thấy cha lụi hụi lấy bàn xoay ra tranh thủ làm thêm, Đạo lại tất bật ôm ghế đến ngồi cạnh quan sát. Dần dà như thế, những vòng xoay của gốm đã mê hoặc chàng trai câm, điếc của làng nghề Bát Tràng.
 
Cuộc sống của gia đình Đạo cứ thế trôi qua trong nghèo khó. Gần 30 tuổi, Đạo cưới Trinh, cũng là con nhà làm gốm gia truyền. Trinh cho biết chị mê tài Đạo mà khăn gói theo anh về Bát Tràng. “Là tôi chủ động tỏ tình với Đạo đấy, chứ anh ấy có nói gì được đâu” - Trinh e dè khi nói về mối tình của chị với chàng câm, điếc tài hoa.
 
Túng thiếu triền miên
 
Năm Đạo cưới vợ cũng là khoảng thời gian kinh tế của những hộ làm gốm ở Bát Tràng ngày càng sa sút. Sản phẩm gốm Bát Tràng bị nhiều khách hàng xem rẻ vì bị sản phẩm công nghiệp lấn lướt. Thợ gốm Bát Tràng bỏ hẳn nghề vuốt tay ngàn đời của cha ông truyền lại hoặc xoay qua sản xuất gốm theo kiểu công nghiệp với những khuôn đúc sẵn hàng loạt sản phẩm.
 
Được một thời gian, gốm Trung Quốc ào ạt tấn công thị trường gốm Việt. Gốm Bát Tràng cũng không ngoại lệ, làm ra cứ ứ đọng, ế ẩm dài dài. Sản phẩm không tiêu thụ được, nhiều người đã phải nhắm mắt bán tống, bán tháo để cứu vãn ít vốn liếng.
 
Nhà Đạo vốn đã khó nay lại càng khổ hơn. Cha mẹ anh chỉ sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của xí nghiệp gốm đã giải thể. Khó khăn, nghèo túng cứ thế đeo đuổi gia đình Đạo. Người cha ngoài 60 tuổi của anh lại cặm cụi dựng lò làm thêm gốm để bù đắp chi tiêu hằng ngày vốn đắt đỏ ở đất Hà thành.

Khi Đạo cướivợ được ít ngày, cha mẹ anh đành phải cho đôi vợ chồng trẻ ra ở riêng. Gia sản hồi môn cho vợ chồng Đạo chỉ là một mẻ gốm nhỏ, bán được giá cũng chỉ ngót nghét 200.000 đồng. Túng thiếu triền miên, ban ngày, vợ chồng Đạo ra chợ buôn bán, tối về lại lầm lũi bên cạnh lò nung chờ mẻ gốm mới rồi suy tính về tương lai.
 
Chị Trinh nhớ lại: “Tôi biết những lúc quanh quẩn bên lò nung gốm, Đạo suy nghĩ ghê lắm. Anh ấy bị thôi thúc bởi quyết tâm phải làm sao cứu gia đình, cứu làng nghề qua cơn khốn khó. Làng Bát Tràng nếu cứ đeo đuổi dòng gốm đúc sẵn kiểu công nghiệp thì khó mà cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Nguy hại hơn, lâu dần, nghề gia truyền của tổ tiên để lại bao đời nay sẽ mai một. Rồi con cháu tụi tôi sau này có biết vuốt gốm, be trạch là gì đâu!”.
 
Khẳng định thương hiệu
 
Một hôm, Đạo “bàn” với vợ rồi lặng lẽ vay tiền anh em, bè bạn mua một bàn xoay thủ công.Trời mùa hạ, nắng như hắt lửa trên lưng, vợ chồng anh vẫn hí húi ngoài đồng vỡ đất, nhào nặn, vuốt gốm.
 
Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, cứ ngỡ mẻ gốm đầu tiên sẽ xuôi chèo mát mái nhưng vợ chồng Đạo lại bất ngờ hứng chịu những lời gièm pha của không ít người trong làng. “Tôi gánh hàng ra chợ mà tai như ù đi bởi những lời xỉa xói.
 

Nghệ nhân trẻ nhất làng Bát Tràng

Giờ đây, ở Bát Tràng không chỉ có riêng xưởng gốm vuốt tay Đạo Trinh. Dọc con đường từ đầu đến cuối làng, có rất nhiều xưởng, cửa hàng gốm vuốt tay khác. Người làng Bát Tràng ai cũng công nhận chính chàng trai câm, điếc Phạm Anh Đạo đã thức tỉnh họ quay lại với cách làm gốm vuốt tay truyền thống. Ông Đào Xuân Hùng, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm – Hà Nội, khẳng định: “Đạo là chàng trai đầu tiên đưa nghề gốm vuốt tay trở lại với làng gốm Bát Tràng sau một thời gian bị sao nhãng”.

Ngoài việc sản xuất theo đơn đặt hàng, những lúc rảnh, Đạo lại tự nghĩ, tự làm những mẫu anh thích, như: phục chế gốm hoa nâu Lý - Trần, gốm men lam, men nước dưa, nước dong, men rạn... Đạo còn mày mò làm chóe, thạp, ấm tích, độc bình... Anh là nghệ nhân trẻ nhất của làng gốm Bát Tràng hiện nay.

Người nói thẳng: “Thằng Đạo nghèo, đã câm, điếc nay lại còn bị khùng, chỉ tổ làm khổ vợ con”; kẻ dè bỉu: “Gốm làm bằng máy, mượt mà thế mà chẳng ăn thua, đằng này gốm nó vuốt tay xù xì, có mà đem lên núi!”. Vậy là bao nhiêu bực dọc của buổi chợ hôm đó, tôi về dồn hết lên đầu chồng” - chị Trinh nhớ lại.