Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chạy nước rút cho mục tiêu tăng trưởng

Thảo Nguyên
Chia sẻ Zalo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành làm việc với ý chí quyết tâm cao nhất, tháo gỡ khó khăn, tập trung thúc đẩy tăng trưởng, GDP quý IV phải ở mức 7,1 - 7,3% để cả năm tăng trưởng kinh tế đạt từ 6,3 - 6,5%.

Hiện còn 2 chỉ tiêu là tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu (XK) chưa đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, do đó tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành làm việc với ý chí quyết tâm cao nhất, tháo gỡ khó khăn, tập trung thúc đẩy tăng trưởng, GDP quý IV phải ở mức 7,1 - 7,3% để cả năm tăng trưởng kinh tế đạt từ 6,3 - 6,5%.
Thúc đẩy xuất  khẩu, không để phát sinh thêm chi phí
Một số giải pháp cụ thể được Thủ tướng đề cập là giải ngân vốn đầu tư, XK, dịch vụ, du lịch, tài chính, tín dụng, đầu tư... Đặc biệt cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, tạo thuận lợi cho người dân, DN. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại; tìm kiếm, mở rộng thị trường XK; thúc đẩy đàm phán với các đối tác để tháo gỡ các rào cản kỹ thuật; rà soát, tháo gỡ khó khăn, thủ tục hành chính bất hợp lý đối với hàng hóa XK.
 Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Panasonic Việt Nam.             Ảnh: Thanh Hải
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải đưa ra giải pháp quyết liệt kiểm soát, ổn định kinh
Ngày 29/10, Chính phủ cũng đã có tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung phụ lục 4 Luật Đầu tư về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để các đại biểu Quốc hội cho ý kiến.
Theo đó, Chính phủ đề xuất bãi bỏ 27 ngành nghề, bổ sung 15 ngành nghề, hợp nhất 29 ngành nghề có nội dung trùng lặp vào 19 ngành nghề, cập nhật, chuẩn xác hóa tên 18 ngành nghề. Như vậy, tổng số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ còn 226, giảm 41 so với hiện  hành. Chính phủ đề nghị Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017 để đáp ứng mục tiêu xóa bỏ ngay một số rào cản, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
tế vĩ mô, giữ CPI không vượt quá chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra. Trong đó, không tăng giá bán điện từ nay tới cuối năm, điều hành giá xăng dầu phù hợp, xem xét giảm phí BOT ở các tuyến. Ngân hàng Nhà nước phải đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng (hiện ở mức 11,81%); thực hiện các giải pháp giảm lãi suất vay; kiểm soát nợ xấu phát sinh...
“Chúng ta phải bàn những chủ trương lớn để ngay quý I/2017 đạt tốc độ tăng trưởng cao. Phải chủ động ngay từ bây giờ, không để lặp lại tình trạng “xuân thu nhị kỳ” trước đây: Đầu năm là tháng ăn chơi, mà phải chủ động vào việc ngay kể cả nguồn lực, thể chế, cơ chế, không đợi ăn Tết xong mới bước vào sản xuất, kinh doanh” - Thủ tướng nhắc nhở.
Nâng trần nợ Chính phủ
Trả lời báo chí liên quan tới đề xuất của Chính phủ nâng chỉ tiêu giới hạn nợ Chính phủ trên GDP từ 50% lên 55%, tại buổi họp báo thường kỳ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, nợ Chính phủ năm 2015 đã ở mức 50,3% GDP và dự kiến ở mức trên 53% GDP trong 3 năm tới. Vì thế, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chỉ tiêu nợ Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 không quá 55% GDP.
"Đây là một thực tế do huy động của Chính phủ phải bảo đảm bù đắp bội chi và cho đầu tư phát triển theo các báo cáo kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết và giải thích: “Chỉ tiêu nợ Chính phủ không quá 55% GDP là hợp lý giữa các cấu phần nợ công theo hướng giảm nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh Chính phủ, đồng thời kiểm soát mức dư nợ chính quyền địa phương”.
Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ đã xây dựng các giải pháp nhằm mục tiêu kiểm soát các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép như: Cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ chính quyền địa phương; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm nợ công, nợ Chính phủ. Nâng cao hiệu quả đầu tư công, khuyến khích đầu tư theo các hình thức đối tác công - tư; thu hẹp đối tượng sử dụng nợ công, chỉ tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm, bảo đảm khả năng trả nợ; gắn trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành, địa phương với việc phân bổ và hiệu quả sử dụng vốn vay...
Chiều tối 29/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV – Vinasme). Phát biểu tại buổi làm việc, cùng với việc nhấn mạnh đến vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách…, Thủ tướng mong muốn Vinasme tiếp tục phát huy chức năng, củng cố tổ chức, triển khai những hoạt động thiết thực cho DN. Trong đó cần chú trọng đến việc tạo động lực, động viên, khuyến khích DN, bởi “DN đâu cần tiền bạc nhiều mà cần niềm tin”.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn theo dõi sát quá trình phát triển, ghi nhận và hỗ trợ, tạo mọi điều kiện phát triển DN, nhất là các DNNVV. Mong Hiệp hội phát triển mạnh mẽ các DNNVV đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển đất nước, Thủ tướng tin tưởng rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự đoàn kết, nhất trí, sáng tạo, Hiệp hội sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho đất nước, cho sự phát triển DNNVV thời gian tới.
Thủ tướng hoan nghênh Hiệp hội sắp tới tổ chức đại hội DNNVV trên cả nước và cho ý kiến về một số kiến nghị của Hiệp hội.