Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chiều 16/11, dòng tiền đầu cơ chảy mạnh

Chia sẻ Zalo

Áp lực bán gia tăng mạnh vào cuối phiên khiến VN-Index không giữ được mốc 610 điểm. Thanh khoản trong phiên đầu tuần khá cao với tâm điểm là dòng tiền đầu cơ chảy mạnh.

Thông tin cuối tuần qua, quỹ MSCI Frontier Markets Index ETF vừa công bố về việc cơ cấu lại danh mục đầu tư với việc loại 2 cổ phiếu PVD và HAG ra khỏi danh mục và thêm vào HNG vào rổ. Như vậy, quỹ này hiện có 6 cổ phiếu Việt Nam được xếp vào rổ danh mục gồm MSN, VIC, VCB, STB, HPG, GAS, BID, BVH và cổ phiếu mới HNG. Tuy nhiên, hiện chưa có quỹ đầu tư nào đầu tư theo chỉ số này nên thông tin này chỉ có ý nghĩa về mặt tâm lý chứ không tác động đến giao dịch thị trường.

Bước sang phiên chiều, giao dịch không có nhiều biến động khi tâm lý đẩy bán vẫn chiếm áp đảo khiến VN-Index khó tiếp cận mốc tham chiếu.
Biểu đồ giao dịch chứng khoán chiều 16/11.
Biểu đồ giao dịch chứng khoán chiều 16/11.
Mặc dù sau hơn 1 giờ nỗ lực, với sự dẫn dắt của VNM cùng lực đỡ từ một số cổ phiếu khác đã giúp chỉ số VN-Index lấy lại mốc 610 điểm, nhưng diễn biến vẫn khá tiêu cực kéo thị trường tiếp tục suy giảm .

Trong đó, nhóm cổ phiếu bluechip vẫn là các tác nhân chính gây ra sức ép đối với thị trường. Trong nhóm Vn30 có tới 20 mã giảm, chỉ 5 mã tăng và 5 mã đứng giá, chỉ số Vn30-Index giảm 3,2 điểm (-0,51%) xuống 619,14 điểm.

Đóng cửa, toàn sàn HOSE, số mã giảm cũng chiếm ưu thế (137 mã) so với mã tăng (101 mã), chỉ số VN-Index giảm 2,06 điểm (-0,34%) xuống 609,21 điểm. Thanh khoản giao dịch tích cực với khối lượng khớp lệnh đạt 137,77 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.733,45 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 13,7 triệu đơn vị, trị giá 639,16 tỷ đồng. Ngoài MWG, các cổ phiếu khác có thỏa thuận lớn như KDH (4,12 triệu đơn vị, trị giá 88,95 tỷ đồng), DLG (2,2 triệu đơn vị, trị giá 21,95 tỷ đồng).
Cổ phiếu đáng chú ý DQC với công bố kết quả kinh doanh quý III/2015 không mấy khả quan đã nằm sàn ngay từ đầu phiên. Đóng cửa, DQC giảm 6,34% xuống 66.500 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh chỉ hơn 45.000 đơn vị và dư bán sàn 0,27 triệu đơn vị.
Tương tự, sàn HNX có 102 mã giảm và 82 mã tăng, chỉ số HNX-Index giảm 0,52 điểm (-0,64%) xuống 81,05 điểm với khối lượng giao dịch đạt 51,41 triệu đơn vị, trị giá tương ứng 500,31 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận chỉ đóng góp hơn 25 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 1,11 điểm (-0,74%) xuống 148,65 điểm với 5 mã tăng và 18 mã giảm.

VNM vẫn đóng vai trò là điểm tựa của thị trường khi tiếp tục tăng lên 140.000 đồng/Cp, tương ứng tăng 2,19%, cùng GMD duy trì đà tăng 3,32%, tuy nhiên, sắc đỏ lan rộng đối với các mã bluechip khác như VIC giảm 2,03%, BVH giảm 1,69%, FPT giảm 0,92%, sắc đỏ của hầu hết các mã ngân hàng... khiến thị trường khó có thể hồi phục.

Bên cạnh đó, với nhận định về triển vọng kém lạc quan đối với nhóm cổ phiếu dầu khí trong năm 2016 cùng tác động của diễn biến giá dầu thô thế giới khiến các mã trong nhóm cổ phiếu này vẫn duy trì đà giảm, như PVD giảm 2,11%, GAS giảm 1,15%, PVC giảm 3,76%, PVX giảm 3,33%, PVS giảm gần 1%, PVB giảm 1,46%...

Ở nhóm cổ phiếu khoáng sản, nhiều mã cũng chịu áp lực bán lớn và lần lượt giảm sàn với lượng dư bán sàn khá lớn như BGM, FCM, KSA. Trong đó, BGM và KSA cùng khớp 1,5 triệu đơn vị.

Cổ phiếu đáng chú ý DQC với công bố kết quả kinh doanh quý III/2015 không mấy khả quan đã nằm sàn ngay từ đầu phiên. Đóng cửa, DQC giảm 6,34% xuống 66.500 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh chỉ hơn 45.000 đơn vị và dư bán sàn 0,27 triệu đơn vị.

Điểm nhấn trong phiên đầu tuần chính là nhóm cổ phiếu đầu cơ. Hầu hết các cổ phiếu thị trường đều có giao dịch sôi động và đa số đóng cửa trong sắc xanh. Cụ thể, FLC duy trì mức tăng nhẹ 1 bước giá và dẫn đầu thanh khoản đạt 15,35 triệu đơn vị; FIT tăng 3,81% và khớp 10,71 triệu đơn vị. OGC khớp 6,1 triệu đơn vị, CII khớp gần 5 triệu đơn vị, HQC khớp 4,39 triệu đơn vị, HAI và ITA cùng khớp 3 triệu đơn vị.

Tương tự, đột biến trên sàn HNX là cổ phiếu đầu cơ bất động sản SCR. Lực cầu hấp thụ mạnh giúp SCR gia tăng khá tốt cả về giá và thanh khoản. Đóng cửa, SCR tăng 4,88% với khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 11 triệu đơn vị.