Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chiều nay, Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 15/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, công bố kết quả kiểm phiếu và sẽ thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13.
Theo chương trình dự kiến, sáng nay (15/11), Quốc hội nghe Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội dành 30 phút để đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định. Đại biểu có thể lựa chọn tại hội trường hoặc về tổ. Số lượng người kiểm phiếu lần này đông hơn lần thứ nhất, thời gian kiểm phiếu cũng kéo dài hơn.Cuối buổi chiều nay, Quốc hội sẽ công bố kết quả kiểm phiếu và thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Năm 2013, người có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - tân Ủy viên Bộ Chính trị - với 372 phiếu. Người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với 209 phiếu.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lê Như Tiến (đoàn Quảng Trị) khẳng định ở lần lấy phiếu tín nhiệm này, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã quen hơn và tự tin hơn, có căn cứ hơn để bỏ phiếu tín nhiệm. Các vị ĐBQH có sự chủ động tiếp cận sớm hơn đối với báo cáo thông tin của các vị bộ trưởng, trưởng ngành. Các văn bản khác cũng được bổ sung rất kịp thời như bản kê khai tài sản, báo cáo công tác, đặc biệt là hiệu quả công việc của từng vị từ lần lấy phiếu trước đến lần này có thời gian cả năm để các ĐBQH kiểm chứng từ dự luân xã hội, ý kiến của tri và bản thân ĐBQH tự qua bộ lọc của mình để đánh giá các vị bộ trưởng, trưởng ngành như thế nào. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho công việc hệ trọng này.

Đại biểu Lê Như Tiến cũng có chung đánh giá với nhiều đại biểu khác đó là Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là những người đã có những chuyển biến rất rõ rệt sau lần lấy phiếu tín nhiệm trước. Họ xông xáo hơn, trách nhiệm và lăn lộn hơn với công việc, trách nhiệm của mình. Theo đại biểu Lê Như Tiến, chuyển biến này có được từ sự kết hợp của nhiều vấn đề như chất vấn và trả lời chất vấn chứ không chỉ lấy phiếu tín nhiệm. Chất vấn, trả lời chất vấn cũng là một kênh để các bộ trưởng, trưởng ngành có thể thấy được điểm yếu, điểm mạnh để sửa chữa, điều chỉnh lại chính sách của mình, xây dựng lại hệ thống, giải pháp.