Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chịu sức ép vì dịch Covid-19 lây lan chóng mặt tại Mỹ, giá dầu lao dốc

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá dầu sụt mạnh trong phiên 20/7 do tâm lý lo ngại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Mỹ và một số nước có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu năng lượng.

Thị trường hiện đang lo ngại rằng sự phục trong hồi nhu cầu đối với “vàng đen” có thể bị dừng đột ngột do số ca lây nhiễm dịch Covid-19 trên toàn cầu tăng mạnh.
Theo số liệu cập nhật từ hãng tin Reuters, thế giới hiện ghi nhận hơn 14,5 triệu ca lây nhiễm Covid-19, trong đó hơn 604.000 người tử vong.

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới đã khiến các nhà lãnh đạo phát đi tín hiệu về việc tái áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, bao gồm đóng cửa các quán bar, nhà hàng và bắt buộc người dân đeo khẩu trang. Diễn biến đó đã gia tăng tâm lý hoài nghi về triển vọng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau cuộc suy thoái dự kiến trong năm nay.
 Giá dầu tiếp tục giảm mạnh trong phiên 20/7.
Cụ thể, giá dầu Brent giảm 24 cent, tương đương 0,6%, xuống còn 42,90 USD/thùng, trong khi đó giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng sụt 23 xu Mỹ, tương đương 0,6%, về mức 40,36 USD/thùng.
Ông Rystad Energy - người đứng đầu tư vấn dầu mỏ tại Bjornar Tonhaugen nhận xét: “Giá dầu sẽ chịu sức ép đi xuống cho đến khi tốc độ bùng phất dịch Covid-19 có dấu hiệu chậm lại. Dịch Covid-19 đã hạ nhiệt ở châu Âu, song vẫn đang diễn biến phức tạp tại châu Mỹ và một số quốc gia châu Á. Điều này có thể buộc các nước áp đặt trở lại các biện pháp phong tỏa, làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu đối với năng lượng”.
Theo chiến lược gia về thị trường Stephen Innes thuộc Axicorp, trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mỗi ngày trên thế giới vẫn tăng và các bang đông dân nhất của Mỹ không ngăn chặn được sự lây lan của dịch Covid-19, xuất hiện lo ngại rằng tốc độ phục hồi nhu cầu dầu mỏ hậu Covid-19 sẽ cản trở đà đi lên của giá dầu.
Mặc dù nhu cầu nhiên liệu đã phục hồi từ mức giảm 30% hồi tháng 4/2020 sau khi các nước trên thế giới áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, song mức sử dụng vẫn thấp hơn mức trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Nhu cầu xăng bán lẻ của Mỹ tiếp tục giảm do số ca mắc Covid-19 tăng đột biến trở lại trong những tuần gần đây.
“Chúng tôi nhận thấy rằng nhu cầu sẽ khó cải thiện hơn trong thời gian tới, nhưng cũng kỳ vọng không tái diễn mức thấp kỷ lục trong tháng 4 và tháng 5”, JBC lưu ý hôm 20/7.
Số liệu chính thức công bố ngày 20/7 cho thấy trong tháng 6/2020 nhập khẩu dầu của Nhật Bản đã giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 5, mức giảm này là 25%. Ngoài ra, xuất khẩu từ nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã giảm hai chữ số trong 4 tháng liên tiếp trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh đến nhu cầu thế giới.
Tại Mỹ, các nhà khai thác năng lượng đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và khí đốt đang hoạt động xuống mức thấp kỷ lục trong 11 tuần liên tiếp.
Bên cạnh đó, căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ cũng gây áp lực lên đà phục hồi giá dầu trong phiên giao dịch đầu tuần. Ngày 19/7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar  ra tuyên bố cáo buộc Mỹ “bôi nhọ quá đáng” Bắc Kinh và chia tách quan hệ giữa mình với các nước láng giềng Đông Nam Á quanh vấn đề Biển Đông./.