Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chưa dứt lo ngại về căng thẳng Mỹ - Trung, chứng khoán châu Á tăng giảm trái chiều

Nguyễn Thu (Theo CNBC)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các cổ phiếu tại châu Á trái chiều trong phiên 17/8 khi căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng giảm đan xen trong phiên giao dịch đầu tuần trong bối cảnh gia tăng lo ngại về căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế thế giới leo thang và đón nhận số liệu kinh tế bi quan của Nhật Bản.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sụt 0,74% trong phiên giao dịch buổi sáng, trong khi đó chỉ số Topix giảm 0,48%.
Theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản công bố hôm 17/8, kinh tế Nhật Bản chứng kiến mức sụt giảm kỷ lục tới 27,8% trong quý II, giảm mạnh nhất kể từ trước tới nay.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 17/8.
Số liệu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) của Nhật Bản vừa được công bố cũng cao hơn mức dự báo giảm khoảng 27.2% của các nhà kinh tế. Tại thị trường Trung Quốc đại lục, chỉ số tổng hợp Thượng Hải tăng khoảng 0,8%, trong khi đó chỉ ố thành phần Thâm Quyến leo dốc 0,63%.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản tăng khoảng 0,1%. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 hạ 0,98% trong phiên giao dịch này. Còn thị trường chứng khoán Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ trong phiên giao dịch ngày 17/8.
Cuối tuần qua, Reuters đưa tin rằng một cuộc xem xét thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đã được lên kế hoạch ban đầu được thiết lập vào thứ Bảy đã bị trì hoãn mà không có ngày mới nào được thống nhất, trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với kế hoạch.
Cuối tuần trước, cuộc đàm phán thương mại trực tuyến giữa Mỹ và Trung Quốc để đánh giá Thỏa thuận thương mại  giai đoạn 1 bất ngờ bị hoãn vô thời hạn và hai bên vẫn chưa thống nhất về thời điểm tổ chức cuộc thảo luận này.
Các nguồn tin nói với Reuters rằng sự chậm trễ là do xung đột về lịch trình cũng như để có thời gian cho việc Trung Quốc mua hàng xuất khẩu của Mỹ nhiều hơn. 
Theo truyền thông Mỹ, Alibaba - một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới - có thể trở thành mục tiêu tiếp tục của chính quyền Tổng thống Trump.
Trong một buổi họp báo ngày 15/8, ông Trump cho hay ông đang xem xét việc có nên ban lệnh cấm với Alibaba ở thị trường Mỹ hay không.
Trước đó, vào ngày 14/8, ông Trump đã ký lệnh yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi hoạt động của TikTok tại Mỹ trong 90 ngày với lý do an ninh.
Những động thái của chính quyền Trump diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung đang leo thang căng thẳng trong thời gian qua trong nhiều lĩnh vực.
Những diễn biến đó diễn ra khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang nóng lên trong những tuần gần đây liên quan đền nhiều vấn đề.
Tuy nhiên, Cố vấn thương mại hàng đầu của Nhà Trắng Larry Kudlow hôm 13/8 nhấn mạnh thỏa thuận thương mại giữa 2 bên vẫn đang diễn ra tốt đẹp và Trung Quốc đang tăng cường mua hàng hóa của Mỹ.
Ông Kudlow cũng bác bỏ lo ngại rằng căng thẳng giữa 2 nước sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới thỏa thuận thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 đang gặp nguy hiểm, đặc biệt việc hoãn đánh giá  thỏa thuận đình chiến thương mại lại được đánh giá là một biện pháp tạo điều kiện để Trung Quốc đẩy mạnh mua hàng hóa nông nghiệp của Mỹ, vốn đang chưa đáp ứng cam kết” - ông Rodrigo Catril, chiến lược gia tiền tệ tại Ngân hàng Quốc gia Australia, lưu ý ngày 17/8.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số USD, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác giảm nhẹ về 93,048 điểm sau khi dừng ở mức trên 93,6 điểm.
Tỷ giá đồng yên Nhật Bản giảm nhẹ so với đồng USD và được giao dịch ở mức 1 USD đổi được 106,47 yen Nhật, sau khi tăng lên 106,4 yen trong tuần trước.