Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyện đăng ký giá bán: Các doanh nghiệp sữa vẫn so bì

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo thông báo của Bộ Tài chính có 150 doanh nghiệp nằm trong diện phải đăng ký giá bán các mặt hàng nằm trong diện bình ổn giá, trong đó có 7 hãng kinh doanh sữa.

KTĐT - Theo thông báo của Bộ Tài chính có 150 doanh nghiệp nằm trong diện phải đăng ký giá bán các mặt hàng nằm trong diện bình ổn giá, trong đó có 7 hãng kinh doanh sữa.

Gần một tháng triển khai quy định đăng ký giá bán, các hãng kinh doanh sữa bột vẫn phàn nàn chuyện bất bình đẳng - ông lớn được thả lỏng, ông bé bị thắt chặt.

Theo thông báo của Bộ Tài chính có 150 doanh nghiệp nằm trong diện phải đăng ký giá bán các mặt hàng nằm trong diện bình ổn giá, trong đó có 7 hãng kinh doanh sữa. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không đồng tình với danh sách mà Bộ Tài chính công bố. Họ cho rằng vẫn còn những hãng kinh doanh sữa bột chiếm thị phần lớn nhưng "nằm ngoài tầm với" của cơ quan chức năng.

6 doanh nghiệp nằm trên địa bàn TP HCM thuộc diện phải đăng ký giá bán sữa bột, gồm Công ty TNHH Friesland Campina, Công ty Nestle’ Việt Nam, Công ty Dược phẩm 3A; Công ty Mead Johson Nutritions, Công ty TNHH phân phối Tiên Tiến, Công ty Sữa Meiji VN.

Một công ty có trụ sở tại Hà Nội là Công ty Seryung.

Người phụ trách truyền thông một doanh nghiệp kinh doanh sữa có vốn đầu tư nước ngoài cho biết theo danh sách mà Bộ Tài chính công bố, có 7 doanh nghiệp nằm trong diện khải đăng ký giá từ 1/10 gồm 6 công ty có trụ sở tại TP HCM và một đơn vị có trụ sở tại Hà Nội. Thế nhưng, các đơn vị nằm trong danh sách trên vẫn chưa phải là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường sữa bột dành cho trẻ em.

"Nhiều hãng sữa lớn khác như Vinamilk, Nutifood, Dumex, Milex… đang phân phối lượng hàng khá lớn ra thị trường lại không có trong danh sách đăng ký giá", ông này nói.

Đại diện một hãng sữa khác cũng cho biết, trước thời điểm thông tư 122 của Bộ Tài chính có hiệu lực, đơn vị này cũng nhận được bản dự thảo danh sách các đơn vị thuộc diện phải đăng ký giá. "Lúc bấy giờ chúng tôi kiểm tra không thấy tên mình trong bản này. Thế nhưng, khi danh sách thực được công bố thì lại có tên chúng tôi", ông này nói.

Danh sách các doanh nghiệp phải đăng ký giá do Bộ Tài chính công bố đợt một gồm 8 doanh nghiệp xi măng; 18 doanh nghiệp thép; 5 doanh nghiệp khí hóa lỏng; 1 doanh nghiệp than; 11 doanh nghiệp phân bón; 36 doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật; 10 doanh nghiệp thuốc thú y; 10 doanh nghiệp muối; 7 doanh nghiệp sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; 8 doanh nghiệp đường; 2 doanh nghiệp lúa gạo; 2 doanh nghiệp ngành giấy in, giấy viết, giấy in báo; 10 doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi gia súc; 1 doanh nghiệp trong lĩnh vực cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng

Ông này cho rằng, việc đăng ký giá bán sữa để phục vụ việc giám sát thị trường là tốt nhưng nếu làm không chặt, không trúng sẽ khiến các doanh nghiệp không thuận. "Chúng tôi không sợ tốn kém, không sợ phiền hà, chỉ lo thiếu công bằng", đại diện hãng sữa bày tỏ quan điểm.

Trao đổi với báo giới, Cục trưởng Cục Quán lý Giá - Bộ Tài chính - Nguyễn Tiến Thỏa khẳng định danh sách các doanh nghiệp nằm trong diện phải đăng ký giá được cơ quan này tập hợp và căn cứ vào rất nhiều tiêu chí như quy mô, thị phần, sản phẩm, sức tiêu thụ... "Doanh nghiệp lớn, hay nhỏ đều có các tiêu chí rõ ràng và được phân cấp đăng ký giá theo từng đơn vị chứ không thể nói là thiếu công bằng hay bất hợp lý được", ông Thỏa nói.

Ông Thỏa cho hay hiện nay việc tiếp nhận doanh nghiệp đăng ký giá được thực hiện qua nhiều kênh như đăng ký trực tiếp với Bộ Tài chính hoặc theo địa phương thông qua các Sở Tài chính. 7 đơn vị nằm trong danh sách công bố ở trên là những doanh nghiệp thuộc diện đăng ký trực tiếp với Bộ Tài chính. Đây cũng là danh sách không cố định. Trong quá trình thực hiện thông tư về đăng ký giá, Bộ Tài chính tiếp tục bổ sung và chỉnh sửa. "Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp và đề xuất bổ sung thêm doanh nghiệp vào danh sách đăng ký giá", ông Thỏa cho biết thêm.