Hình thức cổ phần hóa CC1 là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
CC1 có vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng. Về cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu, tổng số cổ phần là 110 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó Nhà nước giữ 44 triệu cổ phần, chiếm 40% vốn điều lệ. Năm 2017, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước thực hiện bán hết phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP theo quy định.
Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 2.410.900 cổ phần, chiếm 2,2% vốn điều lệ; 49.500.000 cổ phần được bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 45% vốn điều lệ; còn lại 14.089.100 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 12,8% vốn điều lệ. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu, lựa chọn tổ chức tài chính trung gian và Sở Giao dịch chứng khoán để bán cổ phần, chỉ đạo Tổng công ty Xây dựng số 1 tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng và cho nhà đầu tư chiến lược theo quy định hiện hành. Khi có đủ điều kiện, thực hiện niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại CC1 là Bộ Xây dựng. Trong quý III năm 2016, Bộ Xây dựng thực hiện chuyển quyền này về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tiêu chí và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược bảo đảm đúng theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và quy định pháp luật liên quan. Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 848 người; tổng số lao động chuyển sang làm việc tại Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP là 841 người. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng vận dụng quy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ về quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu để giải quyết cho người lao động dôi dư. Đối với một số tồn tại về tài chính, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh giảm trừ giá trị vốn nhà nước tại Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng số 1 tại Quyết định số 270/QĐ-BXD ngày 10/3/2015 của Bộ Xây dựng khoản tiền chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu tại thời điểm Tổng công ty Xây dựng số 1 góp vốn và giá đóng cửa các cổ phiếu Công ty cổ phần Bê tông Biên Hòa (mã chứng khoán BHC) và Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh vật tư (mã chứng khoán CNT) trên sàn giao dịch Upcom tại thời điểm gần nhất với thời điểm Công ty mẹ- Tổng công ty Xây dựng số 1 chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Thủ tướng Chính phủ đồng ý không phải hoàn nhập vào vốn nhà nước khoản trích dự phòng 50,65 tỷ đồng để dùng chi cho bảo hành công trình. Trường hợp khi kết thúc hợp đồng bảo hành, số tiền đã trích lớn hơn số chi thực tế thì nộp số dư về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp.
Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 2.410.900 cổ phần, chiếm 2,2% vốn điều lệ; 49.500.000 cổ phần được bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 45% vốn điều lệ; còn lại 14.089.100 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 12,8% vốn điều lệ. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu, lựa chọn tổ chức tài chính trung gian và Sở Giao dịch chứng khoán để bán cổ phần, chỉ đạo Tổng công ty Xây dựng số 1 tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng và cho nhà đầu tư chiến lược theo quy định hiện hành. Khi có đủ điều kiện, thực hiện niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại CC1 là Bộ Xây dựng. Trong quý III năm 2016, Bộ Xây dựng thực hiện chuyển quyền này về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tiêu chí và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược bảo đảm đúng theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và quy định pháp luật liên quan. Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 848 người; tổng số lao động chuyển sang làm việc tại Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP là 841 người. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng vận dụng quy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ về quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu để giải quyết cho người lao động dôi dư. Đối với một số tồn tại về tài chính, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh giảm trừ giá trị vốn nhà nước tại Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng số 1 tại Quyết định số 270/QĐ-BXD ngày 10/3/2015 của Bộ Xây dựng khoản tiền chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu tại thời điểm Tổng công ty Xây dựng số 1 góp vốn và giá đóng cửa các cổ phiếu Công ty cổ phần Bê tông Biên Hòa (mã chứng khoán BHC) và Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh vật tư (mã chứng khoán CNT) trên sàn giao dịch Upcom tại thời điểm gần nhất với thời điểm Công ty mẹ- Tổng công ty Xây dựng số 1 chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Thủ tướng Chính phủ đồng ý không phải hoàn nhập vào vốn nhà nước khoản trích dự phòng 50,65 tỷ đồng để dùng chi cho bảo hành công trình. Trường hợp khi kết thúc hợp đồng bảo hành, số tiền đã trích lớn hơn số chi thực tế thì nộp số dư về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp.