Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cổ phần hóa DNNN: Chậm, nhưng không nóng vội được

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm, nhưng không vì thế mà nóng vội.

Nhìn lại kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ đầu năm đến nay, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), công việc này vẫn đang được tiếp tục tăng cường, mặc dù còn chậm.
Mobiphone sẽ được thúc đẩy cổ phần hóa trong năm 2016 (Ảnh minh họa: KT)
Mobiphone sẽ được thúc đẩy cổ phần hóa trong năm 2016 (Ảnh minh họa: KT)
Dẫn số liệu của Bộ KHĐT báo cáo Chính phủ mới đây, ông Tiến cho hay, về sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tính đến ngày 25/2/2016, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa được 20 doanh nghiệp; đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa của 66 doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp của 79 doanh nghiệp, công bố giá trị doanh nghiệp của 31 doanh nghiệp; đã thoái vốn với giá trị sổ sách 141,9 tỷ đồng, thu về 460,6 tỷ đồng.

Ông Tiến còn cho biết, tới đây, theo chỉ đạo của Chính phủ, sẽ quyết liệt cổ phần hóa Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 3 và Mobiphone.

Nhìn chung, tính đến nay, kết quả cổ phần hóa DNNN đã đạt 93% trong tổng số hơn 500 DNNN. Tuy nhiên, xét về chất lượng thực hiện kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa DNNN thì thoái vốn còn chậm. Một trong những nguyên nhân, theo ông Tiến, do thoái vốn tập trung vào những doanh nghiệp lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên để doanh nghiệp trong nước có thể đạt tiêu chuẩn này thì cần thêm thời gian để chuẩn bị. 

"Chính vì điểm này nên dù thoái vốn chậm nhưng cũng không nóng vội được. Nếu làm nóng vội, có thể xảy ra tình trạng có trung gian đứng ra mua rồi bán lại cho doanh nghiệp nước ngoài"- ông Tiến nhấn mạnh.