Một vấn đề được đặt ra là vì sao các DN chưa sẵn sàng, chưa có động lực đổi mới KHCN.
Theo tổng hợp từ kết quả giám sát, số bài báo, công trình khoa học được công bố quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 là 11.738, gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng bình quân là 19,5%/năm, đạt mức cao so với mục tiêu. Về số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ, giai đoạn 2011 - 2015. Về số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ, giai đoạn 2011 - 2015, số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tăng 62% so với giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lại chưa đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời, hiện mới chỉ có 9 cơ sở ươm tạo công nghệ cao và ươm tạo DN công nghệ cao, đạt chưa đến 30% mục tiêu. Đó là chưa kể nhiều cơ sở chỉ hoạt động như một đơn vị cho thuê phân xưởng và máy móc. Nhiều dịch vụ quan trọng khác như đào tạo, tư vấn, kết nối nhà đầu tư, kết nối với các DN lớn vẫn chưa được cung cấp.
Cùng với đó, đến tháng 11/2015, cũng chỉ có 204 DN đã được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN (tổng số cả nước có 2.800 DN hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có 400 DN đang hoạt động tại các khu công nghệ cao, 34 DN được cấp giấy chứng nhận DN công nghệ cao…); 1.400 DN phần mềm lĩnh vực công nghệ thông tin.
Nhiều ý kiến cho rằng, dù cả nước có 3 khu công nghệ cao quốc gia đa ngành, quy mô lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; 13 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Nhưng hoạt động thu hút đầu tư và phát triển tiềm lực KHCN tại các công trình này còn gặp nhiều khó khăn do hạ tầng kỹ thuật công nghệ còn rất hạn chế, cơ chế chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự nổi trội… Nhiều công trình nghiên cứu dù nghiệm thu có kết quả nhưng lại không hoạt động hiệu quả, nhiều sản phẩm nghiên cứu KHCN không thể thương mại hóa, ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống... Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chia sẻ: Tôi tâm đắc với một nhận định trong báo cáo giám sát là phải chăng chúng ta có tình trạng tầm thường hoá KHCN, hay vì khó khăn gì mà KHCN đang ở mức độ thế này. Việc tìm ra phương hướng thúc đẩy KHCN trong thời gian tới, cũng như đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo là vấn đề bức thiết.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cũng cho rằng, qua giám sát phải rút ra được cái gì để cảnh báo cho các cơ quan của Chính phủ nhập khẩu KHCN tốt hơn, chỉ đạo ứng dụng KHCN thiết thực hơn. “Ngay chuyện khảo sát thực thi pháp luật về KHCN để ứng dụng, phát triển, nhưng hiện tượng Formosa , rồi hậu Formosa thế nào? Nhiều câu hỏi đặt ra mà Nhân dân rất bức xúc nhưng khoa học khó trả lời. Tôi cho rằng cần phải tính toán” - Chủ nhiệm Võ Trọng Việt đề nghị.
Giải quyết vụ việc ngay khi mới phát sinh Ngày 4/10, UBTV Quốc hội đã thảo luận các báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC) của công dân năm 2016. Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, năm 2016, số lượt công dân đến các cơ quan hành chính Nhà nước để KN, TC, kiến nghị, phản ánh giảm 5,4% và số đoàn đông người giảm 9,6%; tổng số đơn thư KN, TC giảm 10,6%... Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, những tồn tại, yếu kém trong công tác tiếp công dân vẫn chậm được khắc phục, hiệu quả tiếp công dân chưa cao; tỷ lệ giải quyết các vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền đạt thấp hơn so với năm 2015 và chưa đạt kết quả so với mục tiêu đề ra (trên 85%). Một số ý kiến trong UBTV Quốc hội cho rằng, nguyên nhân quan trọng nữa là tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết các công việc của Nhà nước đối với dân còn hạn chế. Tán thành với nhiệm vụ được Chính phủ xác định trong năm 2017 là "theo dõi, nắm chắc tình hình để giải quyết ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh chính trị và trật tự xã hội...", UBTV Quốc hội đề nghị Chính phủ cho kiểm tra ngay các vụ việc cụ thể đang xảy ra hiện nay, gây bức xúc trong dư luận xã hội để xử lý các điểm nóng, không để việc nhỏ thành to. |