KTĐT - Nghệ đen và mộc hương (lượng bằng nhau) phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước dấm nhạt chữa đau bụng từng cơn do khí lạnh hoặc tích trệ (Nam dược thần hiệu).
Bộ phận dùng làm thuốc của nghệ đen là thân rễ được thu hái vào mùa thu đông, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
Nghệ đen thuộc họ Gừng, tên khác là nghệ tím, nga truật, bông truật, là một cây cỏ. Thân rễ mang nhiều củ nhánh và củ phụ nhỏ. Lá có bẹ dài, có đốm tía dọc theo gân giữa ở mặt trên. Hoa màu vàng, xuất hiện trước khi cây ra lá. Cây mọc tự nhiên ở nhiều miền núi, ven suối.
Bộ phận dùng làm thuốc của nghệ đen là thân rễ được thu hái vào mùa thu đông, rửa sạch, thái lát, phơi khô. Khi dùng đồ dược liệu cho mềm, tẩm dấm một đêm rồi sao qua.
Phụ nữ Thái ở Tây Bắc dùng thân rễ nghệ đen phối hợp với nghệ vàng và nghệ trắng (mỗi thứ 20g) ngâm nước tiểu trong, 1 ngày và 1 đêm, thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn lại 100ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa bế kinh, huyết tích.
Để chữa sản hậu, phù nề, vàng da, họ lấy nghệ đen 100g, hương phụ 100g, quả quất non 50g, cắn nước tiểu 5g, phơi khô, tán bột, luyện với mật ong làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên.
Nghệ đen và mộc hương (lượng bằng nhau) phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước dấm nhạt chữa đau bụng từng cơn do khí lạnh hoặc tích trệ (Nam dược thần hiệu).
Theo tài liệu nước ngoài gần đây các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu thấy nghệ đen có tác dụng chống ung thư.