Chị Phạm Hồng Minh (quận Đống Đa - Hà Nội): Theo quan điểm cá nhân tôi thấy thì đây là quyết định kịp thời và đúng đắn thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc chống tham nhũng. Từ trước tới nay, cụm từ “quyết tâm chống tham nhũng” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ những vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng thật sự việc hiện thực hóa cụm từ đó còn ít.
Qua sự việc lần này đối với trường hợp của ông Truyền có thể nói đã củng cố niềm tin rất vững chắc của người dân, nhất là những người thuộc thế hệ trẻ chúng tôi vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một xã hội trong sạch, văn minh trên con đường phát triển.
Ông Nguyễn Hợp Thụ (xã Liên Trung, Đan phượng, Hà Nội): “Theo tôi, ông Trần Văn Truyền từng là người đứng đầu ngành Thanh tra Chính phủ, chịu trách nhiệm tham mưu phòng chống tham nhũng mà còn vi phạm là điều không chấp nhận được. Đảng và Nhà nước phải xử lý nghiêm để làm gương. Việc thu hồi nhà, đất là hoàn toàn đúng. Tôi rất đồng tình với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với ông Trần Văn Truyền. Điều này khẳng định sự nghiêm minh của tổ chức đối với cán bộ cao cấp, bất luận người đó đang đương chức hay đã về hưu, khi đã có những sai sót, sai lầm thì phải làm đến cùng. Đây là việc làm minh chứng rõ ràng nhất trong quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Kết quả này thể hiện sự trách nhiệm và đáp ứng được sự mong đợi của Đảng và Nhà nước và cả của cử tri”.
Anh Nguyễn Văn Giang (quận Cầu Giấy): Phải làm mạnh hơn, cương quyết hơn: Tôi rất mừng khi Ủy ban Kiểm tra T.Ư có quyết định kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là trường hợp từng là cán bộ cấp cao như ông Trần Văn Truyền - một người từng đứng đầu ngành thanh tra có nhiệm vụ chính trong công tác phòng chống tham nhũng, kiểm soát tài sản thu nhập cán bộ. Điều này sẽ tạo cho dân lòng tin vào quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta với vấn nạn tham nhũng. Tôi nghĩ chúng ta phải làm mạnh hơn, cương quyết hơn đối với những vụ khác và phải công khai minh bạch tất cả những chi tiết thì càng ngày chúng ta sẽ tạo ra sự đồng thuận.
Sự việc của ông Truyền càng hối thúc chúng ta nhìn lại toàn bộ nền công chức, công vụ, từ việc đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, kiểm soát quyền lực... cần bịt lại những kẽ hở để người ta lách. Nếu không sớm làm được điều đó thì vụ ông Truyền chỉ là trường hợp cá biệt mà thôi, còn lại vẫn có nhiều ông Truyền khác.
Ông Đặng Đình Dũng (phường Phú La, quận Hà Đông, TP Hà Nội): Thực tế thì với những khối tài sản khổng lồ của ông Truyền cần phải xác minh rõ hơn nữa để vấn đề này được sáng tỏ. Ví dụ, ngôi biệt thự tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre, được xây cất với chi phí hàng chục tỷ đồng trên thửa đất rộng 16.600 m2 (trị giá hơn 24 tỷ đồng) đứng tên sở hữu là Trần Hoàng Anh (con trai ông Truyền). Trong khi đó, con trai ông SN 1981, công tác được bao nhiêu năm trong ngành, lương công chức và phụ cấp liệu có đủ tiền để xây dựng một siêu biệt thự như vậy?
Ông Phạm Kiên Cường (phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội): Khi tại chức, ông Truyền đã từng tuyên bố: "Hồ sơ kê khai tài sản được theo dõi, quản lý theo cả một quá trình, ngay cả khi cán bộ đó nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác sang ngành khác, địa phương khác. Trong trường hợp đã về hưu mà phát hiện có tài sản bất minh, không giải trình được, lúc đó cơ quan pháp luật cũng sẽ căn cứ theo luật hiện hành để xử lý".
Tôi cho rằng, với tư cách và lời nói trên, ông Truyền nên thực tâm làm việc với các cơ quan chức năng, kê khai giải trình khối tài sản vi phạm về nhà đất, nếu vi phạm thì các cơ quan chức năng cần phải khẩn trương vào cuộc. Muốn phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cần phải làm công khai, minh bạch về tài sản và nghĩa vụ giải trình. Hơn nữa chúng ta phải có luật, chế tài trong công tác quản lý, kiểm tra cán bộ đảng viên và cần làm quyết liệt hơn cho bộ máy thật trong sạch. Điều này sẽ tạo cho dân lòng tin vào quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta với vấn nạn tham nhũng.
Ông Vũ Huy Hiền - nguyên Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương: Ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Động thái này là việc làm minh chứng rõ ràng nhất trong quyết tâm làm rõ và xử lý những sai phạm của “một bộ phận không nhỏ” đảng viên, cán bộ quản lý của Đảng và Nhà nước và đã nhận được sự phản hồi tích cực của Nhân dân. Nếu hình thức xử lý tiếp theo của vụ việc này sớm được công bố, tôi cho rằng, niềm tin của Nhân dân với Đảng sẽ được củng cố… Để tránh xảy ra những vụ việc tương tự làm sói mòn niềm tin của Nhân dân vào Đảng, các cơ quan chức năng phải có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa để có thể kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm và “chặn từ gốc” là điều cần làm.
Ông Nguyễn Tuấn, cán bộ nghỉ hưu tại quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ:
Ông Truyền là một cán bộ cấp cao được bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, tư cách hơn bất kỳ một người dân bình thường nào, nhưng lại vi phạm như vậy thể hiện sự xuống cấp đạo đức. Ông Truyền có nhiều nhà, đất diện tích lớn và ở nhiều thành phố như: Hà Nội, TP.HCM, Bến Tre thể hiện có tham nhũng hay không cần phải làm rõ…
Tôi theo dõi cũng có một số cán bộ vẫn còn bao biện cho ông rằng: Lỗi của ông ấy là do cơ chế. Đây chỉ là sự bao biện, đừng đổ tại cơ chế mà là do tư cách đạo đức của ông ấy, chứ cơ chế nào của nhà nước cấp cho ông ta nhiều nhà, nhiều đất như vậy?
Qua đây tôi mong rằng Nhà nước mình cần làm mạnh hơn công tác phòng chống tham nhũng, minh bạch tài chính của cán bộ, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức hơn nữa để lấy lại lòng tin của Nhân dân. Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị An: Kết quả xử lý tiếp theo cũng nên công khai:
Trước hết, tôi rất hoan nghênh Ủy ban kiểm tra T.Ư, lần đầu tiên có một kết luận kiểm tra kiểm tra liên quan đến tài sản của một đồng chí nguyên là lãnh đạo cấp cao được công khai. Bản kết luận ấy cũng đã tương đối đầy đủ và rõ ràng, tạo nên dư luận tốt trong cử tri. Nhưng qua kết luận này cũng cho thấy rất nhiều vấn đề. Nổi lên trên hết là sự yếu kém trong quản lý cán bộ. Một cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý như ông Truyền mà có những động thái vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước từ rất lâu rồi, nhưng chỉ sau khi báo chí phát hiện, các cơ quan chức năng mới vào cuộc. Nhưng tôi nghĩ “muộn còn hơn không”, kết luận kiểm tra đã được công khai rồi, việc xử lý tiếp theo cũng nên làm cương quyết và nhanh chóng, đồng thời công khai kết quả xử lý để người dân được biết.
Ông Nguyễn Thành Trung (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy): Việc công khai kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương đối với ông Trần Văn Truyền là minh chứng rõ nét cho quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Qua đó cũng phần nào chứng minh được điều mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước khẳng định, không có vùng cấm trong phòng, chống tham nhũng và mọi hành vi sai phạm, dù thuộc về ai, ở cấp nào đều sẽ được làm rõ và xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên, sau kết luận này bản thân tôi vẫn còn nhiều thắc mắc, khi nào Đảng và Nhà nước mới thực hiện một cuộc tổng rà soát lớn nhằm tìm ra những trường hợp tương tự như ông Truyền nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân bắt nguồn của vụ việc này là tình trạng "nể nang" ở các cán bộ có thẩm quyền, có trách nhiệm ở TP.HCM và Bến Tre liên quan đến việc cấp đất, bán nhà cho ông Truyền. Tình trạng "nể nang" này cũng đang là vấn đề cố hữu còn tồn tại ở nhiều địa phương trên cả nước, vậy biện pháp nào để giải quyết triệt để điều này? Nếu không trong tương lai chắc chắn sẽ còn xuất hiện nhiều ông Truyền khác với mức độ thiệt hại cho tài sản của Nhà nước còn lớn hơn nữa.
Ông Nguyễn Quang Tập (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy): Cần đẩy mạnh đấu tranh từ cơ sở:
Tôi tin rằng từ kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, trong đó có nêu các yêu cầu, chỉ đạo cụ thể thì các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để thực hiện chỉ đạo này và sẽ tiếp tục làm rõ từng vấn đề, xử lý nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có vi phạm.
Qua vụ việc của ông Trần Văn Truyền, mong muốn các cơ quan có trách nhiệm cần phải có đánh giá lại các quy định và việc thực hiện các quy định về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đặc biệt là đối với cán bộ cấp cao. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh đấu tranh chống tiêu cực từ cơ sở, có như thế mới ổn định được đất nước và lòng tin trong Nhân dân.
Ông Phạm Trưởng (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy): Cá nhân tôi rất hoan nghênh kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương về vụ việc của ông Trần Văn Truyền. Đây là hành động thể hiện rõ quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước. Mặc dù vậy, ở khía cạnh khác, vụ việc này cũng bộc lộ nhiều thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng. Nếu như không có báo chí vào cuộc để phanh phui, liệu các sai phạm của ông Truyền có được đưa ra ánh sáng?
Với nhiều mảnh đất và căn hộ có giá trị lớn, vậy số tiền để sở hữu khối tài sản này ông Truyền lấy ở đâu ra? Liệu trong số đó có bao nhiêu phần là tiền "sạch" và bao nhiêu phần là tiền "bẩn" mà ông Truyền có được khi còn là Tổng Thanh tra Chính phủ? Theo tôi cần phải đi tới tận cùng vấn đề này, lúc đó người dân mới có thể thấy được quyết tâm đến cùng trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Anh Nguyễn Văn Giang
|
Ông Phạm Kiên Cường
|
Ông Nguyễn Tuấn
|
Ông Truyền là một cán bộ cấp cao được bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, tư cách hơn bất kỳ một người dân bình thường nào, nhưng lại vi phạm như vậy thể hiện sự xuống cấp đạo đức. Ông Truyền có nhiều nhà, đất diện tích lớn và ở nhiều thành phố như: Hà Nội, TP.HCM, Bến Tre thể hiện có tham nhũng hay không cần phải làm rõ…
Tôi theo dõi cũng có một số cán bộ vẫn còn bao biện cho ông rằng: Lỗi của ông ấy là do cơ chế. Đây chỉ là sự bao biện, đừng đổ tại cơ chế mà là do tư cách đạo đức của ông ấy, chứ cơ chế nào của nhà nước cấp cho ông ta nhiều nhà, nhiều đất như vậy?
Qua đây tôi mong rằng Nhà nước mình cần làm mạnh hơn công tác phòng chống tham nhũng, minh bạch tài chính của cán bộ, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức hơn nữa để lấy lại lòng tin của Nhân dân. Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị An: Kết quả xử lý tiếp theo cũng nên công khai:
Tuy nhiên, sau kết luận này bản thân tôi vẫn còn nhiều thắc mắc, khi nào Đảng và Nhà nước mới thực hiện một cuộc tổng rà soát lớn nhằm tìm ra những trường hợp tương tự như ông Truyền nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân bắt nguồn của vụ việc này là tình trạng "nể nang" ở các cán bộ có thẩm quyền, có trách nhiệm ở TP.HCM và Bến Tre liên quan đến việc cấp đất, bán nhà cho ông Truyền. Tình trạng "nể nang" này cũng đang là vấn đề cố hữu còn tồn tại ở nhiều địa phương trên cả nước, vậy biện pháp nào để giải quyết triệt để điều này? Nếu không trong tương lai chắc chắn sẽ còn xuất hiện nhiều ông Truyền khác với mức độ thiệt hại cho tài sản của Nhà nước còn lớn hơn nữa.
Ông Nguyễn Quang Tập
|
Tôi tin rằng từ kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, trong đó có nêu các yêu cầu, chỉ đạo cụ thể thì các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để thực hiện chỉ đạo này và sẽ tiếp tục làm rõ từng vấn đề, xử lý nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có vi phạm.
Qua vụ việc của ông Trần Văn Truyền, mong muốn các cơ quan có trách nhiệm cần phải có đánh giá lại các quy định và việc thực hiện các quy định về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đặc biệt là đối với cán bộ cấp cao. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh đấu tranh chống tiêu cực từ cơ sở, có như thế mới ổn định được đất nước và lòng tin trong Nhân dân.
Ông Phạm Trưởng (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy): Cá nhân tôi rất hoan nghênh kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương về vụ việc của ông Trần Văn Truyền. Đây là hành động thể hiện rõ quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước. Mặc dù vậy, ở khía cạnh khác, vụ việc này cũng bộc lộ nhiều thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng. Nếu như không có báo chí vào cuộc để phanh phui, liệu các sai phạm của ông Truyền có được đưa ra ánh sáng?
Với nhiều mảnh đất và căn hộ có giá trị lớn, vậy số tiền để sở hữu khối tài sản này ông Truyền lấy ở đâu ra? Liệu trong số đó có bao nhiêu phần là tiền "sạch" và bao nhiêu phần là tiền "bẩn" mà ông Truyền có được khi còn là Tổng Thanh tra Chính phủ? Theo tôi cần phải đi tới tận cùng vấn đề này, lúc đó người dân mới có thể thấy được quyết tâm đến cùng trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.