Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Covid-19: Hơn 513.000 người tử vong trên toàn cầu, ca nhiễm tại Mỹ có thể tăng lên 100.000 mỗi ngày

Nguyễn Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thế giới đã ghi nhận tổng cộng 10.574.073 ca nhiễm bệnh Covid-19, trong đó đã có đến 513.139 người tử vong.

Mỹ vẫn đang là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới với 2.726.736 trường hợp, tiếp đến là Brazil 1.408.485 ca.
Tiến sĩ Anthony Fauci,cảnh báo các nghị sĩ quốc hội rằng số ca nhiễm bệnh Covid-19 tại Mỹ có thể lên tới mức 100.000 mỗi ngày. 
Số ca nhiễm bệnh mới tại Mỹ có thể tăng lên mức 100.000/ngày
Số ca nhiễm bệnh Covid-19 tại Mỹ có thể lên tới mức 100.000 mỗi ngày nếu không thể kiểm soát được các đợt bùng phát đang xảy ra.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia ngày 30/6 cảnh báo các nghị sĩ quốc hội rằng số ca nhiễm bệnh Covid-19 tại Mỹ có thể lên tới mức 100.000 trường hợp mỗi ngày nếu không thể kiểm soát được các đợt bùng phát đang xảy ra.
Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Y tế Thượng viện, Tiến sĩ Fauci, một chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, nói rằng nước Mỹ đang đi sai hướng khi số ca nhiễm bệnh Covid-19 hàng ngày tiếp tục tăng.
Theo ông Fauci, bùng phát dịch bệnh tại bốn bang đông dân cư gồm Texas, Arizona, Florida và California hiện chiếm khoảng một nửa tổng số ca nhiễm bệnh mới ở Mỹ.
Ông Fauci thừa nhận không thể dự báo chính xác số ca nhiễm bệnh hàng ngày sắp tới song sẽ rất đáng lo ngại:“Chúng ta không thể chỉ tập trung vào những khu vực đang có số ca nhiễm bệnh mới tăng đột biến. Tình trạng hiện tại đặt cả nước Mỹ vào nguy hiểm. Chúng ta hiện có hơn 40.000 ca nhiễm bệnh mới mỗi ngày. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nước Mỹ có 100.000 trường hợp nhiễm bệnh mỗi ngày. Vì vậy, tôi rất quan ngại trước tình hình hiện tại”.
Chuyên gia hàng đầu về bệnh lây nhiễm này cho biết, không có gì đảm bảo vaccine ngăn chặn lây nhiễm sớm xuất hiện. Tuy nhiên, dữ liệu sơ bộ giúp các nhà khoa học lạc quan một cách thận trọng là tới 2021 sẽ có vaccine.
Số ca nhiễm virus trong tháng 6 đã tăng gấp đôi ở ít nhất 10 bang, gồm cả Texas và Florida. Tại nhiều nơi ở hai bang này, giường bệnh ở khu chăm sóc tích cực dành cho bệnh nhân Covid-19 đã thiếu hụt.
EU sẽ mở cửa biên giới với 15 nước ngoài Liên minh
Tại châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ mở cửa biên giới với 15 nước, trong đó riêng với Trung Quốc mở cửa nhưng kèm một số điều kiện. Tuy nhiên, thông báo này không áp dụng đối với Mỹ, quốc gia được coi là đang phải đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 thứ hai.
EU đã loại Mỹ ra khỏi danh sách các nước an toàn trong bối cảnh khối này sẽ cho phép các hoạt động đi lại không thiết yếu nối lại từ 1/7.
Theo thông báo công bố ngày 30/6, EU quyết định kéo dài lệnh cấm đi lại đối với công dân Mỹ thêm ít nhất 2 tuần nữa, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh tại nước này. Trước đó, chính phủ các nước EU đã nhất trí với danh sách "14 nước an toàn", được phép nối lại hoạt động đi lại bình  thường kể  từ tháng 7 và danh sách này không có Mỹ. Các nước này gồm: Algeria, Australia, Canada, Gruzia, Nhật Bản, Montenegro, Maroc, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia, Uruguay và Trung Quốc.

Thủ tướng Anh công bố kế hoạch vực dậy nền kinh tế 

Phát biểu ngày 30/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng Anh phải nắm bắt thời khắc ngay sau đại dịch Covid-19 để giải quyết các vấn đề kéo dài hàng thập kỷ, đồng thời vạch ra kế hoạch nhằm vực dậy nền kinh tế, cam kết hỗ trợ 5 tỷ bảng (6,15 tỷ USD) để đầu tư cơ sở hạ tầng, đưa đất nước thoát khỏi các tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19.

Ông cam kết sẽ dành 1,5 tỷ bảng trong năm 2015 để sửa chữa, xây dựng các bệnh viện, cũng như cải thiện năng lực xử lý tình trạng khẩn cấp; 100 triệu bảng cho 29 dự án duy tu và phát triển các tuyến đường. 

Ngoài ra, Thủ tướng Johnson cho rằng mối nguy hiểm của Covid-19 vẫn chưa kết thúc và bày tỏ mong muốn mang lại cuộc sống bình thường cho người dân sớm nhất có thể.