Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Cú sốc” ngắn hạn?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đà tăng giá USD trên thị trường tự do tập trung “cường độ” trong những ngày đầu tháng 11 này, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Thông tư số 22.

KTĐT - Đà tăng giá USD trên thị trường tự do tập trung “cường độ” trong những ngày đầu tháng 11 này, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Thông tư số 22.

Phá mốc 20.000 VND, 20.500 VND rồi áp sát 21.000 VND... Diễn biến giá USD trên thị trường tự do có phải là một cú “sốc” ngắn hạn?Phá mốc 20.000 VND, 20.500 VND rồi áp sát 21.000 VND... Diễn biến giá USD trên thị trường tự do có phải là một cú “sốc” ngắn hạn?

Từ trung tuần tháng 10 cho đến đầu tháng 11 này, giá USD tạo một chuỗi leo thang nổi bật nhất kể từ đầu năm trên thị trường tự do. Đặc biệt trong chiều 2/11, nhiều nguồn tin đồng loạt đưa giá USD đã “nhảy” một bước tới 400 VND so với đầu giờ sáng.

Diễn biến trên đã tạo một khoảng cách kỷ lục giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thống (theo niêm yết của các ngân hàng thương mại), bất chấp dự báo tích cực từ Bộ trưởng Bộ Công Thương về tình hình nhập siêu năm nay, được đưa ra trong ngày 1/11.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhập siêu năm nay dự tính ở mức 12 tỷ USD, thấp hơn mức 12,25 tỷ USD trong năm 2009, mức 18,03 tỷ USD của năm 2008 và cũng thấp hơn mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% kim ngạch xuất khẩu đề ra từ đầu năm (dự tính xuất khẩu năm nay có thể đạt mốc 70 tỷ USD, mục tiêu kiềm chế theo đó là khoảng 14 tỷ USD).

Nhưng, đà tăng giá USD trên thị trường tự do tập trung “cường độ” trong những ngày đầu tháng 11 này, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Thông tư số 22 quy định về huy động và cho vay vàng của các tổ chức tín dụng với thông điệp “góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ”.
 
Tham vấn ý kiến của chuyên gia độc lập, trước hết giá USD leo thang trên thị trường tự do là kết quả phản ứng trước quan ngại lạm phát cao đã trở lại, sau sự đột biến của CPI trong tháng 9 và 10.

“Gần đây một số ý kiến tập trung yêu cầu đưa ra giải pháp hút được nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, cỡ khoảng 10 - 11 tỷ USD gì đó, để ổn định tình hình hiện nay. Đâu phải lúc này yêu cầu đó mới được đặt ra? Đâu phải Ngân hàng Nhà nước không nhìn thấy điều đó? Vấn đề ở đây xem ra đơn giản mà lại khó. Anh cứ ổn định được các vấn đề vĩ mô, kìm được lạm phát đi đã để ổn định tâm lý thị trường”, chuyên gia này nói khi trao đổi với báo chí.

Cũng theo ông, diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do hiện nay còn phản ánh một “cú sốc” ngắn hạn khi đặt trong ảnh hưởng của Thông tư 22 mà Ngân hàng Nhà nước mới ban hành. Dòng tiền mà nhà điều hành kỳ vọng sẽ chuyển từ vàng ra không hẳn tất cả sẽ đi vào sản xuất kinh doanh, hay các ngân hàng dùng các công cụ để hút vào hệ thống, mà một bộ phận với tính chất đầu cơ của nó sẽ dồn về một kênh khác. Lúc này, đó là USD, một kênh đầu tư hay được cho là một vịnh tránh bão lạm phát.

Cộng hưởng với “cú sốc” đó, sự leo thang của tỷ giá trên thị trường tự do càng bồi thêm kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phá giá VND, tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ ở doanh nghiệp. Đó là phản ứng thường thấy trong ngắn hạn. Về dài hạn, chi phí cơ hội cũng được cân nhắc khi lãi suất tiền gửi USD bị khống chế tối đa 1%/năm, cộng thêm áp lực quay vòng của đồng vốn.

Hiện có những nhận định về nguyên nhân, có những kỳ vọng về xu hướng và các giả thiết về chính sách can thiệp. Và trước sóng lớn của tỷ giá trên thị trường tự do, nhiều con mắt đang nhìn về Ngân hàng Nhà nước, để tìm một "ngọn hải đăng" vừa gần, vừa sáng.

Và đó là một tỷ giá bình quân liên ngân hàng với trạng thái cố định, cố định từ sau lần điều chỉnh ngày 18/8 đến nay. Còn biên độ +/-3% cũng trở nên mờ nhạt khi các ngân hàng thương mại thống nhất kịch trần giá bán suốt thời gian qua.

Sau lần điều chỉnh đó, không cần đọc báo mỗi sáng cũng có thể đoán tỷ giá bình quân liên ngân hàng hay của các ngân hàng thương mại hôm nay vẫn đứng yên. Thế nhưng thị trường và các yếu tố tác động thì không đứng yên.