Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cung ứng dịch vụ công vì người nghèo

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 8/9, Hội thảo “Cung ứng dịch vụ công vì người nghèo” đã được Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh Việt Nam và Viện Hanns Seidel (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức.

Tại buổi Hội thảo, các đại biểu, nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã tập trung thảo luận, chia sẻ về chi phí đối với dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ công vì người nghèo và phát triển bền vững, tín dụng cho người nghèo.

 
Toàn cảnh buổi hội thảo.
Toàn cảnh buổi hội thảo.
Chia sẻ về chi phí đối với dịch vụ sự nghiệp công ở Việt Nam, đa số các đại biểu cho rằng, Việt Nam đã đạt được thành tựu lớn trong giảm tỷ lệ nghèo đói, bởi đã thành công trong việc để người nghèo tiếp cận dịch vụ công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm như việc tiếp tục giảm các đối tượng nghèo bởi sự hạn chế về giáo dục. Trong thời gian tới, muốn giải quyết được phải có giải pháp cụ thể hướng đến người nghèo. Trong đó, cải tổ hệ thống giáo dục và bệnh viện, giao cho bệnh viện được quyền tự quyết hơn trong tính giá cả. Từ thực tế cho thấy, đầu tư ngân sách Nhà nước cho dịch vụ giáo dục, y tế ngày một tăng, nhưng cần đầu tư hơn nữa cho tuyến cơ sở và những vùng khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… Tuy nhiên, nên cơ cấu lại chi thường xuyên ngân sách Nhà nước dịch vụ sự nghiệp công theo hướng Nhà nước không bao cấp cho các đơn vị cung ứng công lập theo dự toán ngân sách như hiện nay, mà chuyển số kinh phí đó sang tài trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và hỗ trợ trực tiếp người thụ hưởng là đối tượng chính sách và người yếu thế.

Đổi mới cơ chế trợ giúp các đối tượng chính sách và người yếu thế là vấn đề có ý nghĩa then chốt, quyết định thành công của việc đổi mới quản lý dịch vụ công nói chung và đổi  mới chế độ học phí và viện phí nói riêng. Song song với đổi mới chế độ giá và phí dịch vụ, cần triển khai mạnh, có hiệu quả các chương trình trợ giúp người thuôc diện chính sách và người yếu thế để họ được hưởng dịch vụ sự nghiệp công một cách bình đẳng, đặc biệt là giáo dục, y tế. Việc hoàn thiện chính sách và biện pháp trợ giúp người nghèo được tiến hành trước một bước sẽ góp phần tạo sự đồng thuận xã hội cho việc chuyển các hoạt động sự nghiệp sang cơ chế cung ứng dịch vụ công.