Tham gia đoàn còn có Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo - Tổ trưởng Tổ soạn thảo Đề án.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa (bên trái), Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo (giữa) cùng đoàn công tác TP Hà Nội tại buổi làm việc. |
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, TP Đà Nẵng tái lập HĐND quận, huyện, phường sau nhiều năm triển khai thí điểm không tổ chức HĐND.
Sở Nội vụ TP Đà Nẵng cho biết, sau khi thực hiện chủ trương không tổ chức HĐND quận, huyện, phường thì quyền dân chủ, quyền đại diện của người dân tiếp tục được duy trì và phát huy thông qua nhiều kênh, như: Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội; Thường trực HĐND TP, các ban, tổ đại biểu, đại biểu HĐND TP, đại biểu HĐND cấp xã; Ủy ban MTTQ Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Qua quá trình khảo sát trên địa bàn TP thì kết quả thu được gần 69% ý kiến cho rằng việc thực hiện không tổ chức HĐND quận, huyện, phường không ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền đại diện và quyền làm chủ của người dân vì đã có các kênh giám sát khác."Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương năm 1997, bộ máy tổ chức TP Đà Nẵng thiên về mô hình quản lý tập trung cấp TP, tuy nhiên, xu thế những năm gần đây và về sau này, TP phát triển quy mô càng lớn thì việc phân cấp đến quận, huyện và phường, xã càng rõ nét hơn. Đà Nẵng mong muốn hướng đến mô hình chính quyền đô thị có đầy đủ HĐND và UBND ở cấp TP, còn lại là cơ quan hành chính UBND ở các cấp quận, phường; đồng thời, sẽ trình Trung ương xem xét cho phép TP triển khai thí điểm mô hình chính quyền cảng", ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết tại buổi làm việc.Thay mặt đoàn công tác, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đánh giá cao những trao đổi, chia sẻ của TP Đà Nẵng về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị; đồng thời đề nghị TP Đà Nẵng tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị của TP Hà Nội.