Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đảm bảo "bữa ăn an toàn"

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang là nỗi lo lớn của người tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Bởi từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận 164 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.295 người nhập viện, 33 ca tử vong.

Để đảm bảo ATVSTP, Bộ Y tế vừa phát động chiến dịch "bữa ăn an toàn" vào dịp Tết Nguyên đán 2013. Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế xung quanh chủ đề này.

Còn gần 2 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, Bộ Y tế có biện pháp gì để tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), đảm bảo "bữa ăn an toàn" cho người dân, thưa ông?

- Hiện, Cục đang triển khai tuyên truyền Nghị định 91 tới tất cả các cán bộ y tế phụ trách ATTP của xã, phường cũng như các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở các tỉnh, thành. Trong tháng 12, Cục sẽ thành lập nhiều đoàn thanh kiểm tra các mặt hàng được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết như thịt, bánh kẹo, hoa quả, rượu… Chiến dịch "bữa ăn an toàn" là điểm nhấn để nâng cao ý thức người dân nhằm đảm bảo có một cái Tết an lành. Cục sẽ tích cực tuyên truyền để người dân biết lựa chọn thực phẩm an toàn, mua thực phẩm có nguồn gốc và tích cực tham gia tẩy chay các thực phẩm không đảm bảo. Bộ Y tế cũng sẽ thành lập nhiều đoàn thanh, kiểm tra các mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ nhiều vào dịp Tết Nguyên đán (dự kiến có khoảng 8 đoàn cấp T.Ư).

Đảm bảo "bữa ăn an toàn" - Ảnh 1

Sản xuất măng tươi tại thị xã Sơn Tây

Ngày 25/12 tới, Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP sẽ có hiệu lực, theo ông, liệu có giảm được bất cập trong xử phạt hành chính về lĩnh vực này?

Trong buổi họp báo sáng 17/12 về công tác ATVSTP, đại diện Chi cục ATTP Hà Nội cho biết, từ cuối tháng 11 đến nay, Chi cục đã lấy 40 mẫu thực phẩm trên thị trường và tại các cơ sở sản xuất để kiểm nghiệm. Tính đến ngày 17/12, 5 mẫu thực phẩm đầu tiên đã có kết quả nhưng đều đảm bảo an toàn, chưa phát hiện có tình trạng dùng hóa chất hay phụ gia, phẩm màu ngoài danh mục cho phép. Từ nay đến Tết Nguyên đán, Chi cục tiếp tục phối hợp với Thanh tra Sở Y tế cũng như các ngành liên quan để giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

- Theo Nghị định này, các hành vi vi phạm ATVSTP sẽ bị xử phạt rất nặng. Nhiều sai phạm trước kia mức phạt chỉ 50.000 - 100.000 đồng, nay tăng lên 3 - 5 triệu đồng, mức xử phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Đặc biệt, cơ sở kinh doanh thực phẩm mất an toàn sẽ bị phạt tiền cao gấp 7 lần giá trị hàng hóa. Nếu như trước đây, chỉ cơ quan thanh tra hoặc quản lý thị trường mới có quyền xử phạt thì Nghị định 91 đã mở rộng chức năng xử phạt cho Cục trưởng Cục ATTP, các Chi cục trưởng Chi cục ATTP các tỉnh đều có quyền xử phạt hành chính, phạt tiền, phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP…

Dù Cục ATTP phối hợp với Bộ NN&PTNT kiểm soát khá chặt thời gian qua, nhưng tình trạng gà nhập lậu vẫn có thể lọt vào thị trường bằng nhiều con đường khác nhau. Từ nay đến Tết Nguyên đán chúng ta sẽ kiểm soát vấn đề này như thế nào?

- Đây đúng là vấn đề rất đáng lo. Vừa qua, Cục ATTP phối hợp với Bộ NN&PTNT tiến hành lấy mẫu gà ở Lạng Sơn và kiểm tra. Kết quả cho thấy, khoảng 20% mẫu gà có tồn dư kháng sinh cao, trong đó có cả nhóm kháng sinh đã bị nghiêm cấm sử dụng trong chăn nuôi nhiều năm nay. Tới đây, Cục tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan cũng như UBND TP Hà Nội để kiểm soát tốt tình trạng thực phẩm nhập khẩu nói chung và gà nhập lậu nói riêng.Xin cảm ơn ông!