Đề án số hoá truyền hình cần sớm hoàn thiện

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Để thực hiện lộ trình số hóa truyền hình mặt đất, cần đặc biệt quan tâm đến cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ cả gói cho các địa phương chủ động đăng ký triển khai truyền hình số trước thời gian ấn định theo lộ trình.

KTĐT - Để thực hiện lộ trình số hóa truyền hình mặt đất, cần đặc biệt quan tâm đến cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ cả gói cho các địa phương chủ động đăng ký triển khai truyền hình số trước thời gian ấn định theo lộ trình.

Các việc như: Ưu tiên hỗ trợ địa phương triển khai truyền hình số, hỗ trợ thiết bị đầu cuối thu truyền hình cho dân, thiết lập hạ tầng mạng dùng chung và cung cấp dịch vụ truyền dẫn,... đều nằm trong Đề án số hóa truyền hình mặt đất đang được Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện.

Theo Phó Thủ tướng, để thực hiện lộ trình số hóa truyền hình mặt đất, cần đặc biệt quan tâm đến cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ cả gói cho các địa phương chủ động đăng ký triển khai truyền hình số trước thời gian ấn định theo lộ trình.

Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ thiết bị đầu cuối với giá hợp lý cho người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, chính sách khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng chương trình truyền hình số, nhằm thu hút người dân tự nguyện sử dụng dịch cụ  truyền hình số.

Sớm trả lời câu hỏi "truyền hình số có thuộc lĩnh vực công nghệ cao không?"

Đáng chú ý, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ sớm khẳng định công nghệ phát thanh, truyền hình số có thuộc danh mục các lĩnh vực công nghệ cao hay không, để từ đó có chính sách ưu đãi đầu tư theo lộ trình và thời gian cụ thể.

Song song với đó là yêu cầu cần sớm công bố công khai lộ trình số hóa truyền hình để các doanh nghiệp thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị phát sóng, thiết bị đầu cuối chủ động kế hoạch thực hiện, đảm bảo hiệu quả và theo đúng lộ trình số hóa.

VTC phát song song hệ analog

Trước mắt, trong quá trình đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ truyền hình số (digital), Phó Thủ tướng cho phép Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) được thực hiện song song phát sóng truyền hình tương tự (analog) một số kênh chương trình tại một số địa bàn trong thời gian quá độ, nhằm hỗ trợ VTC thực hiện nhiệm vụ tiên phong ứng dụng công nghệ số một cách bền vững.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần chỉ đạo Cục Tần số vô tuyến điện phân bổ, ấn định cho VTC một số kênh tần số để phát analog, đảm bảo không can nhiễu và không ảnh hưởng đến hoạt động của các đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị truyền dẫn, phát sóng khác.

Cũng theo chỉ đạo này, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền hình mặt đất, VTC có vị trí, vai trò tiên phong đi đầu triển khai ứng dụng công nghệ truyền hình số tại Việt Nam. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần làm rõ những khó khăn, vướng mắc để đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, tạo điều kiện cho Tổng công ty tiếp tục phát triển.

Truyền hình Kỹ thuật số (KTS) có 3 thế mạnh chính: chất lượng hình ảnh, âm thanh cao; tăng số lượng kênh; tiết kiệm tần số băng thông rộng.

Đài Truyền hình Việt Nam hiện quản lý 21 kênh truyền hình KTS với 200.000 thuê bao; VTC quản lý 98 kênh với khoảng 40.000 thuê bao. Tổng cộng số thuê bao truyền hình vệ tinh chiếm khoảng 1,56% số hộ có truyền hình trên phạm vi cả nước.

Cả nước hiện có 1,5 triệu hộ sử dụng truyền hình cáp, chiếm 9,75% số hộ có truyền hình, trong đó, TP. Hồ Chí Minh có 64,5% và Hà Nội có 49,4% số hộ sử dụng truyền hình cáp.

Mục tiêu đến năm 2015, 80% số hộ gia đình trên cả nước được xem truyền hình số.

Đề án số hoá truyền hình cần sớm hoàn thiện - Ảnh 1