Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đề xuất thành lập thêm 4 Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thời gian tới Bộ Tư pháp cho phép Thành phố Hà Nội được tăng số lượng Văn phhòng Thừa phát lại từ 8 lên 12 để đáp ứng nhu cầu tống đạt văn bản, thi hành án tại 12 quận có lượng bản án, thi hành án dân sự lớn.

Trên đây là đề nghị của Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại TP Hà Nội tại buổi Hội thảo đánh giá kết quả thí điểm Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội sáng 10/9.

Tại hội thảo, các cơ quan chức năng và đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Tòa án Nhân dân TP, Viện Kiểm sát Nhân dânTP , Cục Thi hành án dân sự TP, Đoàn luật sư, Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại TP, Văn phòng Thừa phát lại quận Ba Đình đã cùng thảo luận, nêu ý kiến đánh giá sau hơn 6 tháng thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn TP.

Theo đánh giá của của Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại TP Hà Nội, qua 6 tháng hoạt động (tháng 3-9/2014), các Văn phòng Thừa phát lại đã bắt đầu tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân; đã ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với Cục Thi hành án dân sự TP và một số Chi cục Thi hành án dân sự các quận, huyện thị xã. Tuy nhiên công việc hiện nay của các Văn phòng Thừa phát lại chủ yếu mới chỉ là lập vi bằng, việc tống đạt, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án còn ít. Do đó thời gian tới để nâng cao chất lượng của các Văn phòng đã thành lập đề nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn và tăng cường tập huấn nghiệp vụ Thừa phát lại trong đó có hướng dẫn cụ thể về hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục lập, đăng ký vi bằng.

Hiện số Văn phòng Thừa phát lại còn ít (5 Văn phòng) trong khí số lượng văn bản tống đạt lớn, địa bàn tống đạt rộng (30 quận, huyện, thị xã), nhiều huyện xa trrung tâm thành phố. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tống đạt văn bản, thi hành án tại những quận có lượng bản án, thi hành án dân sự lớn, Bộ Tư pháp cần nghiên cứu cho phép thành lập thêm các Văn phóng Thừa phát lại trên địa bàn TP Hà Nội.