Theo đó, mục tiêu xây dựng QH mới nhằm xây dựng dệt may trở thành một ngành CN trọng điểm, mũi nhọn về XK và có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt, đến năm 2020, ngành phấn đấu xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng, hội nhập với thị trường thế giới.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Theo dự thảo QH, ngành sẽ đạt kim ngạch XK 31 - 32 tỷ USD vào năm 2020 và nâng lên 60 - 65 tỷ USD năm 2030, tương ứng sử dụng 3.300 và 4.400 lao động, nội địa hóa đạt 60% và 80%. Các mặt hàng chủ lực sẽ là nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim, sản phẩm kỹ thuật, sản phẩm may mặc.
Các chuyên gia đề xuất, để thực hiện mục tiêu này, ngành dệt may cần tập trung vào 7 nhóm giải pháp: Thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm, đầu tư, quản lý ngành, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ - thiết kế mẫu, phát triển CN hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực và tài chính. Trong đó đáng chú ý, mở rộng thị trường XK được xác định là khâu đột phá trong phát triển hàng dệt may, một nhân tố quyết định sự tăng trưởng của ngành.