Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Di dân khỏi vùng núi lở Quảng Ngãi

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lo ngại nguy hiểm tính mạng dân làng do núi lở, ngày 15/8, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) huy động hàng trăm đoàn viên, thanh niên giúp 36 hộ dân xã Ba Xa di dời khẩn cấp.

Sau trận lũ lịch sử cuối năm 2013, ngọn núi MangPóc liên tục sạt lở, vết nứt hở rộng kéo dài hàng trăm mét đe dọa tính mạng 130 người dân ở thôn Gọi Re, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ. Trước tình hình này, Quảng Ngãi chi khẩn cấp 12,5 tỷ đồng san ủi mặt bằng, xây khu tái định cư để di dời khẩn cấp 36 hộ dân đến nơi ở an toàn trước mùa mưa lũ năm nay.
Sau trận lũ lịch sử cuối năm 2013, ngọn núi MangPóc liên tục sạt lở, vết nứt hở rộng kéo dài hàng trăm mét đe dọa tính mạng 130 người dân ở thôn Gọi Re, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ. Trước tình hình này, Quảng Ngãi chi khẩn cấp 12,5 tỷ đồng san ủi mặt bằng, xây khu tái định cư để di dời khẩn cấp 36 hộ dân đến nơi ở an toàn trước mùa mưa lũ năm nay.
Sau hai tuần thi công hoàn tất san ủi mặt bằng khu tái định cư, sáng nay, hơn 300 đoàn viên, thanh niên cùng nhiều phương tiện cơ giới lập nhiều tổ, nhóm giúp dân làng vùng núi lở nguy hiểm di dời đến nơi ở mới. Nhắc lại trận lũ quét kinh hoàng, ông Phạm Văn Rẻ, già làng thôn Gọi Re chom biết: "Buổi sáng hôm ấy, nhiều người trong làng vừa thức dậy thì nghe từ trên núi phát ra nhiều tiếng nổ ầm ầm. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì lũ kèm theo đất, đá tuôn về làng ào ào như thác đổ khiến ai cũng hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Trong tích tắc, nhà sàn nào cùng ngập sâu trong bùn đất".
Sau hai tuần thi công hoàn tất san ủi mặt bằng khu tái định cư, sáng nay, hơn 300 đoàn viên, thanh niên cùng nhiều phương tiện cơ giới lập nhiều tổ, nhóm giúp dân làng vùng núi lở nguy hiểm di dời đến nơi ở mới. Nhắc lại trận lũ quét kinh hoàng, ông Phạm Văn Rẻ, già làng thôn Gọi Re chom biết: "Buổi sáng hôm ấy, nhiều người trong làng vừa thức dậy thì nghe từ trên núi phát ra nhiều tiếng nổ ầm ầm. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì lũ kèm theo đất, đá tuôn về làng ào ào như thác đổ khiến ai cũng hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Trong tích tắc, nhà sàn nào cùng ngập sâu trong bùn đất".
Anh Phạm Văn Hếch, thôn Gọi Re, cho biết mỗi lần mưa lớn kéo dài trong đêm là nơm nớp không thể ngủ được, lúc nào cũng chuẩn bị để tháo chạy. Ai cũng mong muốn đi khỏi vùng núi lở đến nơi khác ở cho an toàn.
Anh Phạm Văn Hếch, thôn Gọi Re, cho biết mỗi lần mưa lớn kéo dài trong đêm là nơm nớp không thể ngủ được, lúc nào cũng chuẩn bị để tháo chạy. Ai cũng mong muốn đi khỏi vùng núi lở đến nơi khác ở cho an toàn.
Dân làng thôn Gọi Re, xã Ba Xa gùi lương thực cùng một số vật dụng đến khu tái định cư (cách nơi ở cũ 1 km cùng thôn). Trong trận lũ năm ngoái, 36 hộ dân bị cô lập nhiều ngày liền, nhà cửa bị vùi lấp sâu trong bùn đất phải ở lều bạt tạm. Huyện Ba Tơ phải huy động hàng trăm chiến sĩ công an, bộ đội, dân quân tập trung khắc phục suốt cả tháng mới dần ổn định cuộc sống cho dân làng.
Dân làng thôn Gọi Re, xã Ba Xa gùi lương thực cùng một số vật dụng đến khu tái định cư (cách nơi ở cũ 1 km cùng thôn). Trong trận lũ năm ngoái, 36 hộ dân bị cô lập nhiều ngày liền, nhà cửa bị vùi lấp sâu trong bùn đất phải ở lều bạt tạm. Huyện Ba Tơ phải huy động hàng trăm chiến sĩ công an, bộ đội, dân quân tập trung khắc phục suốt cả tháng mới dần ổn định cuộc sống cho dân làng.
Ngoài việc hỗ trợ nhân công tháo dọn nhà, huyện Ba Tơ còn huy động bảy xe tải vận chuyển, hỗ trợ mỗi hộ dân vùng lở núi 300 m2 đất ở tái định cư, 20 triệu đồng và tạo điều kiện khai hoang đất sản xuất để sớm ổn định cuộc sống.
Ngoài việc hỗ trợ nhân công tháo dọn nhà, huyện Ba Tơ còn huy động bảy xe tải vận chuyển, hỗ trợ mỗi hộ dân vùng lở núi 300 m2 đất ở tái định cư, 20 triệu đồng và tạo điều kiện khai hoang đất sản xuất để sớm ổn định cuộc sống.
Đoàn xe tải vận chuyển khung nhà sàn cùng một số vật dụng sinh hoạt gia đình của các hộ dân vùng núi lở đến nơi ở mới.
Đoàn xe tải vận chuyển khung nhà sàn cùng một số vật dụng sinh hoạt gia đình của các hộ dân vùng núi lở đến nơi ở mới.
Những đứa trẻ vùng núi lở vừa chuyển đến khu tái định cư trưa 15/8. Bà Phạm Thị Thà thổ lộ, giờ dời làng khỏi núi lở rồi, vợ chồng, con cái không còn phải sống sợ hãi nữa.
Những đứa trẻ vùng núi lở vừa chuyển đến khu tái định cư trưa 15/8. Bà Phạm Thị Thà thổ lộ, giờ dời làng khỏi núi lở rồi, vợ chồng, con cái không còn phải sống sợ hãi nữa.
Trong khi chờ người thân dựng lại nhà trên vùng đất mới, những đứa trẻ sơ sinh nằm trong lều bạt tạm ở khu tái định cư.
Trong khi chờ người thân dựng lại nhà trên vùng đất mới, những đứa trẻ sơ sinh nằm trong lều bạt tạm ở khu tái định cư.
Dân làng nấu cơm trên "bếp dã chiến" ngoài trời phục vụ bữa ăn cho lực lượng thanh niên tham gia dựng lại nhà ở vùng đất mới. Sau khi 36 hộ dân ở thôn Gọi Re chuyển đến ở khu tái định cư, huyện vùng cao Ba Tơ vẫn còn 400 hộ dân (khoảng 1.500 nhân khẩu) sống dưới chân núi lở chưa được di dời. "Huyện đang kiến nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để tiếp tục lập phương án di dời, trước mắt có kế hoạch sơ tán khẩn cấp số hộ dân này khi xảy ra tình huống xấu nhằm đảm bảo an toàn tính mạng người dân vào mùa mưa lũ năm nay", ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết.
Dân làng nấu cơm trên "bếp dã chiến" ngoài trời phục vụ bữa ăn cho lực lượng thanh niên tham gia dựng lại nhà ở vùng đất mới. Sau khi 36 hộ dân ở thôn Gọi Re chuyển đến ở khu tái định cư, huyện vùng cao Ba Tơ vẫn còn 400 hộ dân (khoảng 1.500 nhân khẩu) sống dưới chân núi lở chưa được di dời. "Huyện đang kiến nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để tiếp tục lập phương án di dời, trước mắt có kế hoạch sơ tán khẩn cấp số hộ dân này khi xảy ra tình huống xấu nhằm đảm bảo an toàn tính mạng người dân vào mùa mưa lũ năm nay", ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết.