Tại diễn đàn, PGS.TS Phạm Quang Long, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội thừa nhận: "Hiện nay, những khía cạnh tiêu cực của văn hóa ứng xử đang làm phiền lòng nhiều người, thậm chí làm tổn hại đến hình ảnh của một cộng đồng dân cư, một địa phương, thậm chí là một dân tộc". Nỗi bức xúc ấy không chỉ của riêng vị giám đốc này, mà đa số các nhà nghiên cứu văn hóa, lãnh đạo các trường đại học… đều nhắc đến nó kèm theo cụm từ "đáng báo động".
Sau hội thảo, Sở VHTT&DL sẽ hoàn thiện đề án "Xây dựng quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, nơi công cộng TP Hà Nội", đảm bảo triển khai từ quý II/2014. Đến quý II/2015 sẽ đánh giá, kiểm tra hiệu quả của đề án. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, Sở sẽ lấy ý kiến người dân. |
TS Lê Thị Bích Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên giáo T.Ư chia sẻ: "Tôi có cảm giác rất buồn. Mình hòa trong đó, là công dân ở đó mà mình tự thấy buồn. Những cái xung quanh, những cái hiện hữu, những cái mắt thấy tai nghe về văn hóa trong công sở, văn hóa ở đường phố, văn hóa ở mọi giai tầng xã hội, tại sao tôi lại thấy nó thiếu đến thế!". Ông Trương Mạnh Tiến (Bộ Tài nguyên & Môi trường) còn thể hiện rõ sự bất bình: Với các hành vi ảnh hưởng đến môi trường như xả rác, phóng uế… phải bị xử phạt và có hình thức phạt đánh vào lòng tự trọng. Ví dụ,
Không phủ nhận, người Hà Nội hiện đại đã phần nào "cưỡng lại" được những mặt trái tác động vào văn hóa của xu hướng nhập cư, hội nhập văn hóa. Song rõ ràng truyền thống của người Hà Nội với những nền nếp tốt đẹp cũ đã ít nhiều bị phai nhạt, các tiêu chí văn minh của người Hà Nội cũng mờ nhạt đi nhiều. Chính nỗi bức xúc này là nguyên cớ để những người làm văn hóa Hà Nội bắt tay xây dựng một hệ thống quy tắc ứng xử chung.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là một nội dung mà các cơ quan chức năng hướng tới. Trong ảnh: Giờ lên lớp của cô và trò trường Tiểu học Uy Nỗ, Đông Anh. Ảnh: Ánh Tâm
Không phải xây mới…
Hệ thống quy tắc ứng xử hướng đến quy tắc ứng xử toàn diện và 7 nhóm khách thể chính, gồm: Cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, khu dân cư, khu vực công cộng. PGS.TS Phạm Quang Long cho biết: "Xây dựng những quy tắc ứng xử không có nghĩa chúng ta bắt đầu từ con số không, xây dựng mới toàn bộ những quy tắc đó, mà đúc kết từ những nguyên tắc mang tính truyền thống, kết hợp với việc điều chỉnh, bổ sung, xây mới cho phù hợp với nhu cầu của đời sống". Điều mà những người xây dựng quy tắc hướng đến là các quy định cụ thể, đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại cơ bản, thiết thực, vừa đảm bảo quyền của mỗi công dân, nhưng cũng làm rõ được nghĩa vụ của mỗi cá nhân trước cộng đồng.
"Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" là hội thảo khoa học đầu tiên về chủ đề Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử của Hà Nội, là sự kiện mở màn cho hàng loạt các hoạt động tiếp theo kéo dài đến năm 2015 nhằm triển khai có hiệu quả chương trình của Thành ủy về "Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011 - 2015". |
Không ít người cho rằng, nên lấy Luật Thủ đô, hương ước làng, xã… làm cơ sở xây dựng quy tắc, trong đó chú trọng đến vấn đề tâm lý người dân. Ông Vũ Hoài Phương, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Tây Hồ phân tích: Từ xa xưa, mỗi làng đều có hương ước và người dân phải tuân theo. Thời nay, cộng đồng dân cư được mở rộng song vẫn phải coi hương ước là nguyên tắc chung và được bổ sung cho phù hợp với thời đại. Ở mỗi địa phương, người dân bản địa sẽ quyết định được ý thức của dân vãng lai. Do vậy, hồn cốt người Hà Nội là nét đặt trưng, điều chỉnh ý thức của người dân khác đến Thủ đô. Ông Nguyễn Hòa, Trưởng Ban tuyên truyền lý luận, báo Nhân Dân, cũng khẳng định: "Hệ thống quy tắc ứng xử là cần thiết, không thể chậm trễ, tuy nhiên, không thể chỉ có vài ba cuộc vận động mà phải coi như công việc lâu dài. Hệ thống quy tắc ứng xử cần bắt đầu từ gia đình, từ mỗi người lớn, phải làm cho người dân có lòng tự trọng và biết xấu hổ khi làm những việc xấu…".
Sự cần thiết của hệ thống quy tắc ứng xử trong đời sống người Hà Nội thì không ai phủ nhận, song làm thế nào để hệ thống này phát huy tác dụng và có hiệu quả mới là điều đáng phải quan tâm. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Tưởng Phi Chiến cho rằng, để đạt được mục tiêu, tạo sự chuyển biến đặc biệt trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, đòi hỏi mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân với tình yêu Hà Nội phải có những đóng góp tham gia.