Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Diện mạo nút giao 10 làn xe sau khi hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 hoàn thành

Văn Sinh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau khi hầm chui Lê Văn Lương hoàn thành, nút giao sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại. Tình trạng ùn tắc, xung đột, lộn xộn giao thông tại nút giao giao với đường Vành đai 3 vào giờ cao điểm như hiện nay sẽ được giải quyết.

Theo Quyết định của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 sẽ là dự án nhóm B, thuộc địa bàn các phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), và phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm).
Theo thiết kế, hầm chui được xây dựng theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu để vượt ngầm qua đường Vành đai 3, có nhiệm vụ giảm xung đột, ùn tắc giao thông tại nút giao với đường Vành đai 3.
Tổng chiều dài hầm và gờ chắn 2 đầu hầm khoảng 475m, quy mô 4 làn xe, mỗi chiều 2 làn xe (ô tô và xe máy). Tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 530 tỷ đồng.
Đối với phần đất lưu không phía trên các đốt khi chưa đến nút giao sẽ được trồng cỏ, cây xanh.
Xe buýt thường và buýt nhanh - BRT đang hoạt động trên tuyến được tổ chức đi bên trên hầm.
Thay vì 8 làn xe như hiện nay, sau khi hầm chui Lê Văn Lương được xây dựng, nút giao sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại.
Cầu vượt bộ hành sẽ được xây dựng gần hầm chui để thuận tiện cho người đi bộ qua đường.
Dự kiến, dự án sẽ được khởi công để chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII.