Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

DN giao thông vận tải lỗ lớn được nhà đầu tư săn đón

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hầu như tất cả các doanh nghiệp, dự án mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra chào bán trong thời gian qua đều được săn đón, chào mua, trong đó có những doanh nghiệp thua lỗ lớn.

Với các nhà đầu tư tư nhân, gắn với các khoản tiền tỷ, không hề có chuyện tham gia cho vui trong những thương vụ này, mà họ đều nhìn được tiềm năng sinh lời từ những món hàng sẽ mua.

Thực tế trên chứng minh rằng, phần lớn hàng hóa đưa ra thị trường trong quá trình cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đều có thể bán được, thậm chí bán được giá cao. Quan trọng là cách làm, người làm có dám chủ động và quyết liệt hay không, đặc biệt là phương thức bán để thu hút được những nhà đầu tư lớn, đủ tiềm lực tài chính, tầm nhìn và quyền lực để tạo  ra sự thay đổi về chất ở doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
những cái tên được giới đầu tư quan tâm trong thời gian qua khi xuất hiện các nhà đầu tư trong nước đặt vấn đề được mua toàn bộ cổ phiếu mà doanh nghiệp chào bán.
Cienco 5 là một trong những cái tên được giới đầu tư quan tâm trong thời gian qua  đặt vấn đề được mua toàn bộ cổ phiếu mà doanh nghiệp chào bán. Ảnh minh họa.
Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam, Cienco 5, 6, Cảng Quảng Ninh, Bệnh viện Giao thông… là những cái tên được giới đầu tư quan tâm trong thời gian qua khi xuất hiện các nhà đầu tư trong nước đặt vấn đề được mua toàn bộ cổ phiếu mà doanh nghiệp chào bán.

Có những ý kiến lo ngại về việc tạo kẽ hở để bán cổ phần theo hình thức lô lớn như vậy khó có thể tối đa hóa lợi ích cho Nhà nước. Tuy nhiên, phân tích kỹ, việc xé lẻ cổ phần bán ra thị trường vừa tạo ra sự bội cung, vừa không khuyến khích các nhà đầu tư lớn mặn mà tham gia mua cổ phần của các DNNN. Còn về giá, chúng ta đã có một loạt quy định để chuẩn hóa vấn đề này.

Tại buổi sơ kết tình hình tái cơ cấu DNNN diễn ra tuần trước, tạo cơ chế thu hút các nhà đầu tư lớn nhập cuộc là một trong những chủ đề nóng. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã trực tiếp đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ đứng ra đàm phán với các nhà đầu tư theo hình thức bán cả lô.

“Trước mắt, chưa có văn bản hướng dẫn, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện để doanh nghiệp triển khai. Nếu không thực hiện theo cách bán trọn lô, thì không có nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn nào quan tâm”, ông Thăng nói.

Quan điểm trên nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia phân tích, bởi nếu chỉ đơn thuần bỏ tiền đầu tư vào một doanh nghiệp mà không tham gia cải thiện quản trị doanh nghiệp đó, khó có thể khuyến khích họ tham gia. Trong khi nếu là nhà đầu tư tài chính đơn thuần, các mức giá chào bán thông qua IPO lại được cho là quá cao so với giá trị thực của doanh nghiệp.

Theo kế hoạch, năm 2015, cả nước cần phải hoàn thành cổ phần hóa 289 DNNN, chưa kể rất nhiều doanh nghiệp trong diện Nhà nước thoái bớt vốn, không cần nắm giữ vốn.

Tại cuộc làm việc nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: “Phấn đấu trong 9 tháng còn lại của năm 2015 phải hoàn thành cổ phần hóa 289 DNNN theo kế hoạch”.

Không đề cập trực tiếp đến đề xuất bán cổ phần trọn lô, song Thủ tướng nhấn mạnh: “Cổ phần hóa về tổng thể thì chúng ta không mất, mà chỉ làm cho doanh nghiệp mạnh lên. Đều là doanh nghiệp Việt Nam cả và cách chúng ta làm là tạo điều kiện, khuyến khích để người dân làm kinh tế”.

Từ thông điệp của người đứng đầu Chính phủ, thị trường kỳ vọng rằng, những cách làm chủ động, mang tính tiên phong sẽ được áp dụng vào thực tế, trong đó có việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Để làm được điều này và minh bạch quá trình bán cổ phần, rào cản đến từ việc thiếu thông tin khi tìm hiểu các cơ hội đầu tư  cần phải được loại bỏ. Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital nói rằng, nhà đầu tư thường chỉ biết được doanh nghiệp nào cổ phần hóa thông qua báo chí và cơ cấu nhà đầu tư khi đó đã được quyết định xong. Vì không có một bức tranh toàn cảnh và thông tin đầy đủ về các DN sẽ cổ phần hóa trong năm 2015, nên nhiều nhà đầu tư không chuẩn bị được nguồn vốn để tham gia đầu tư, nếu xác định được cơ hội.

 
“Trong năm 2015, chúng ta sẽ phải cổ phần hóa vài trăm doanh nghiệp nhà nước. Đó là tốc độ chưa từng thấy và tôi nghĩ là rất khó khăn.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chia sẻ:
Theo tôi, ý nghĩa quan trọng nhất của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là phải cải thiện được quản trị doanh nghiệp, thu hút được các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào doanh nghiệp. Nếu số cổ phần bán ra ở các doanh nghiệp nhà nước đối với các nhà đầu tư là quá nhỏ, sẽ không ai muốn mua. Nhà đầu tư muốn là việc mua cổ phần sẽ đi kèm với sự đại diện của họ và có sự cải cách mạnh mẽ về mặt nhân sự cũng như quản trị doanh nghiệp.Với số cổ phần bán cho họ quá thấp thì họ chỉ có thể gửi tiền của mình vào đó và để cho nhân sự cũ kinh doanh bằng đồng tiền của họ. Đó là điều mà họ không sẵn sàng làm.
Mới đây, đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có nói, việc cổ phần hóa cần được thực hiện thiết thực hơn. Ở đây có ý là phải để cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài ngồi trong hội đồng quản trị để có thay đổi về nhân sự, thay đổi về quản trị doanh nghiệp thì mới có thể cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa”.