Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp chia sẻ cùng người tiêu dùng: Không để ai bỏ lại phía sau

Nguồn: Báo Phụ Nữ HCM
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đại dịch COVID-19 đã gây nên nhiều hệ lụy to lớn đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Để hỗ trợ giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng, một số doanh nghiệp đã hành động thiết thực và nhanh chóng.

Hồ sơ thất nghiệp tăng 70% vì dịch COVID-19
Theo thống kê mới đây nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, do tác động của dịch COVID-19 nên hai tháng qua đã có 47.164 người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 59,2% so với tháng 1/202 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. 
 Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và người đi làm.
Trong đó, tình trạng lao động mất việc nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tập trung nhiều nhất tại TPHCM với 9.872 người (tăng 80,67% so với tháng trước và 57,57% so với cùng kỳ năm trước). Tiếp đếnlà Bình Dương với 3.835 người (tăng 22,2% so với tháng trước và tăng 70,8% so với cùng kỳ năm trước). Nhóm doanh nghiệp có nhiều lao động mất việc làm là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); lĩnh vực nhiều lao động mất việc làm tập trung ở ngành may mặc, giày da...
Cũng chính vì tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, thu nhập bị cắt giảm nên người dân có xu hướng cắt giảm hầu hết mọi chi tiêu. Nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nhựa, may mặc, giày da, điện tử… cho biết, hệ thống phân phối của các doanh nghiệp này đang thất nghiệp vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Đa phần người dân đều để dành tiền chi tiêu mua sắm những nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, sữa, mì, thực phẩm hàng ngày, nước rửa tay, khẩu trang… thay vì mua quần áo, giày dép trong thời buổi này. Song việc chi tiêu cho yếu phẩm cũng thuộc dạng “thắt lưng buộc bụng” chứ không thoải mái như xưa.

 Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, người dân tập trung chi tiêu cho lương thực và nhu yếu phẩm hàng ngày.
Thấy sữa gạo giảm giá là mừng lắm
Hiện các bộ ngành chỉ mới đang xem xét giảm các loại thuế chứ chưa có kế hoạch giảm cụ thể. Song, để hỗ trợ người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu để vượt qua mùa dịch, một số doanh nghiệp đã hỗ trợ giá trực tiếp trên sản phẩm. Tiên phong đi đầu là doanh nghiệp sở hữu sản phẩm sữa tươi Cô Gái Hà Lan – FrieslandCampina Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ bán sữa loại 180ml đồng giá 5.000 đồng/hộp (giá cũ là 9.000 đồng/hộp).
Nhiều người tiêu dùng cho biết, trong bối cảnh nguồn thu nhập bị sụt giảm do dịch COVID-19, đi mua thực phẩm mà thấy được trợ giá, khuyến mãi là mừng lắm. Họ trông chờ nhiều nhất ở sản phẩm sữa, gạo, mì, dầu ăn, nước mắm… bởi đó là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Chị Nguyễn Nga (ngụ quận 3, TPHCM) cho biết, trước đây thu nhập của vợ chồng chị chỉ đủ chi tiêu và trả góp tiền mua chung cư. Dịch bất ngờ bùng phát, công ty du lịch nơi chồng chị làm việc phải đóng cửa. Hiện chỉ còn mình chị làm trụ cột gia đình nên hai tháng nay cả gia đình bắt đầu cắt giảm chi tiêu đủ thứ. Thậm chí ngay cả số lượng sữa cho hai đứa con chị cũng giảm. Chị Nga kể, trước đây, trung bình mỗi tháng hai đứa con chị dùng hết khoảng 3-4 thùng sữa. Thế nhưng từ khi bùng dịch, gia đình chị chỉ còn khả năng chi khoảng 1-2 thùng sữa cho hai bé, “trẻ con đứa nào cũng thích sữa, phải giảm chi tiêu trên những thứ thiết yếu của con tôi xót lắm nhưng cũng động viên con ráng qua mùa dịch, ba đi làm lại sẽ cho con uống sữa bù. Nhưng mới đây vào siêu thị, thấy sữa tươi Cô Gái Hà Lan chỉ bán giá 5.000 đồng/hộp tôi mừng lắm, giá chỉ còn bằng phân nửa so với trước kia. Vi chi, số tiền chỉ mua một thùng sữa trước kia thì giờ tôi mua được hai thùng, đủ cho hai đứa nhỏ uống” – chị Nga vui mừng nói.

 Cô Gái Hà Lan hỗ trợ giá cho người tiêu dùng trong chương trình “Dinh dưỡng yêu thương, chung tay chia sẻ”.
Không riêng gì chị Nga, nhiều người tiêu dùng khác cũng có niềm vui tương tự. Bằng chứng là sữa Cô Gái Hà Lan vừa mới được lên kệ không bao lâu đã nhanh chóng vơi. Không chỉ siêu thị, các đại lý tạp hóa cho biết, vừa biết thông tin sữa được trợ giá, nhiều người liền đi mua. “Khu vực này toàn là công nhân, dịch bùng phát, nhiều người thất nghiệp nên mọi thứ buôn bán đều ế ẩm. Sữa là sản phẩm thiết yếu của trẻ con nên mới đây sản phẩm sữa được bán chạy trở lại do giá được giảm gần phân nửa” – chủ đại lý tạp hóa trên đường Phan Văn Đối, ấp Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TPHCM nói.
Với hành động thiết thực của Cô Gái Hà Lan, người tiêu dùng thấy mình không còn đơn độc trong cuộc chiến đầy gian khổ trong hai tháng qua do dịch COVID-19 mang lại mà chưa biết bao giờ ngừng. Càng vui hơn khi không chỉ được doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe hàng ngày bằng cách cho ra sản phẩm sữa chất lượng mà còn được gắn kết chia sẻ.