Hiệu quả đến với từng doanh nghiệp Bà Mai Thị Thùy - Chủ tịch Hội Nữ DN nhỏ và vừa TP Hà Nội cho biết, hơn 90% DN của Hội là các DN trực tiếp sản xuất hàng hóa tiêu dùng đa ngành nghề như may mặc, da giày, chế biến thực phẩm, cơ khí… Việc áp dụng PPP thời gian qua đã trợ giúp rất nhiều cho việc phát triển thị trường của DN. Nhờ hình thức hợp tác PPP, nhiều hội viên của Hội có điều kiện tham gia hội chợ quốc tế, xúc tiến thương mại tại nước ngoài. Trong mỗi chuyến đi, khoảng 10% DN tìm được đối tác và ký hợp đồng ngay tại hội chợ. “Các hoạt động trên rất hiệu quả, giúp nhiều DN mở rộng thị trường. Nếu không có sự hỗ trợ này thì Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước khó có thể thành công như thời gian vừa qua” - bà Thùy ghi nhận.
Ngày 16/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy DN là đối tượng phục vụ, tạo mọi thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh và phát triển. Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, quan hệ giữa Chính phủ và DN cần được đẩy mạnh lên thành quan hệ đối tác. Xu thế tất yếu Quan hệ đối tác giữa tư nhân và Nhà nước hiện đã trở thành một xu hướng trên thế giới. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Bởi nếu DN tiếp cận được các chủ trương, chính sách hỗ trợ để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm thì chắc chắn sẽ khai thác được lợi thế cạnh tranh. Riêng đối với DN thương mại, mô hình PPP giúp các DN tăng năng lực và tự tin hơn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới bán hàng, thúc đẩy mở rộng và phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa. Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020. Đây sẽ là cầu nối để khu vực kinh tế tư nhân cùng tham gia vào mảng phát triển mạng lưới phân phối. Đề án này sẽ giúp các DN tiếp cận được với chính sách hỗ trợ để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khai thác lợi thế cạnh tranh, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, theo bà Lê Thị Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), PPP đang góp phần quan trọng đưa hàng Việt tới gần hơn với người tiêu dùng trong nước. Tỷ lệ hàng Việt tại các siêu thị đã tăng cao từ 70 - 90%. “Điểm bán hàng Việt Nam” khá phù hợp với hình thức hợp tác PPP. “DN bỏ ra phần lớn chi phí để xây dựng, còn Nhà nước hỗ trợ một phần về truyền thông, tiếp thị và kết nối hàng hóa để đưa vào các điểm bán hàng. Hiện tại, DN tham gia ngày càng đông hơn, chứng tỏ hợp tác PPP ngày càng hiệu quả, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt” - bà Nga nhấn mạnh. Sự tham gia gắn kết giữa Nhà nước và khu vực tư nhân không chỉ chia sẻ những lợi ích, mà còn giảm bớt những rủi ro trong quá trình triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời giảm bớt áp lực chi ngân sách, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Khách hàng tìm hiểu một số sản phẩm tại Hội chợ hàng công nghiệp, nội thất diễn ra ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng |