Theo đó, tổng số cổ phần của VFS bán ra trong đợt IPO lần này 525 nghìn cổ phần, chiếm 10,5% vốn điều lệ của Hãng phim. Nhà đầu tư chiến lược được mua 3,25 triệu cổ phần chiếm 65% vốn điều lệ, dự kiến Tổng công ty Vận tải thủy mua số cổ phần này. Nhà nước nắm giữ 20% cổ phần và 4,5% số cổ phần còn lại là sẽ bán cho cán bộ, nhân viên của Hãng phim.
Được biết, Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, với lịch sử tồn tại và phát triển gắn chặt với ngành điện ảnh và các hoạt động nghệ thuật hình ảnh. Hiện tại, VFS đang có hợp đồng dài hạn làm phim với 13 đơn vị truyền hình và các công ty truyền thông: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Quân đội, Công an nhân dân… Hãng phim đang quản lý gần 13.000 m2 đất tại Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám và Đông Anh (Hà Nội).
Tuy nhiên, những năm gần đây VFS luôn bị thua lỗ, với khoản lỗ lũy kế tính đến thời điểm đánh giá tài sản trước cổ phần hóa (30/9/2014) là 39,6 tỷ đồng, trong tổng tài sản 78,7 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả là 46,6 tỷ đồng.
Hiện tại, Hãng phim vẫn cũng chưa có chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh và tối đa hóa nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất chưa được đổi mới nhiều, thời gian đầu tư sản xuất dài doanh thu thấp.
Theo phương án cổ phần hóa của Hãng, nhà đầu tư chiến lược mua 65% cổ phần của Hãng dự kiến là Tổng công ty Vận tải thủy cũng không mấy sáng sủa, vì đơn vị này cũng đang làm ăn thua lỗ 8 tỷ đồng trong năm 2015.
Sau cổ phần hóa, VFS dự kiến ngoài phim truyện và nghệ thuật sẽ mở rộng lĩnh vực kinh doanh khác như kinh doanh nhà hàng, quán ăn, xuất khẩu các mặt hàng kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Vận tải Thủy. Công ty chỉ đặt mục tiêu doanh thu 45 tỷ đồng trong năm 2016 mà không đưa ra được chỉ tiêu lợi nhuận.
Như vậy, phương án cổ phẩn hóa của Hãng phim vẫn chưa thật sự rõ ràng về đổi mới, và nhà đầu tư chiến lược cũng không “khỏe” trong quản trị kinh doanh. Không biết Hãng phim truyện Việt Nam sẽ đi về đầu sau cổ phần hóa?
Ảnh minh họa.
|