Các khu công nghiệp khác nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã được phê duyệt tại văn bản số 433/TTg-CN ngày 06/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ không thay đổi.Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo; quy mô diện tích, vị trí đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp; sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Tỉnh trong nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Đảm bảo không để xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành; chịu trách nhiệm về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của khu công nghiệp, đảm bảo diện tích đưa ra khỏi quy hoạch khu công nghiệp được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và không thất thoát ngân sách nhà nước. Tuân thủ quy định của pháp luật trong việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án tại diện tích đất đưa ra ngoài quy hoạch khu công nghiệp.Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp chậm triển khai thực hiện. Trường hợp dự án không có khả năng triển khai thực hiện, đề nghị thực hiện thủ tục đưa ra khỏi quy hoạch hoặc điều chỉnh giảm diện tích khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.Chỉ đạo các cơ quan liên quan yêu cầu nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp ưu tiên xây dựng các công trình nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp trước khi đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết nhu cầu nhà ở, các công trình xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật.