Ông Bùi Xuân Cường, Trưởng Ban quản lý Đường sắt Đô thị TP.HCM cho biết: Dầm cầu chữ U do nhà thầu Systra (Cộng hòa Pháp) thiết kế, kỹ thuật đúc dầm và lao dầm do liên doanh FVR thực hiện là một ứng dụng khoa học kỹ thuật lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Với thiết kế trên sẽ tạo sự thẩm mỹ, thanh mảnh, đồng thời 2 cánh dầm dùng làm tượng chắn âm.
Công nhân đang thực hiện đúc đốt dầm cầu cạn đầu tiên.
|
Thời gian thi công đúc dầm cầu và lao lắp dầm sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm. Đốt dầm cầu đầu tiên đúc vào ngày 6/4/2015 và nhà thầu sẽ cố gắng đẩy nhanh tiên độ thi công để lao lắp dầm vào đầu tháng 6/2015.
Dầm cầu cạn được đúc có khẩu độ điển hình 35m sẽ chia làm 13 đốt dầm, gồm có 2 đốt đỉnh trụ dài 1,775m và 11 đốt giữa dài 2,85m. Các đốt dầm sẽ có mặt cắt hình chữ U, chiều rộng dầm 11,1m (tính giữa 2 đầu cánh dầm) và chiều rộng đáy dầm là 9,540m, chiều cao 2,030m sẽ đúc sẵn tại bãi đúc với mác bê tông thiết kế 45MPa.
Mỗi đốt dầm có trọng lượng lớn nhất khoảng 42 tấn, một dầm hình chữ U điểm hình 35m sẽ đạt trọng lượng đến 50 tấn. Tổng số đốt dầm đúc sẳn là 4.563 đốt tương đương với 372 nhịp cầu cạn.
Đây là gói thầu nằm trong Dự án metro Bến Thành- Suối Tiên với 4 gói thầu chính sử dụng vốn vay ODA từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA0), bao gồm 3 gói thầu xây dựng và một gói thầu cơ điện.
Trong đó gói thầu số 2, xây dựng đoạn đi cao và Depot (đoạn từ Ba Sơn vượt sông Sài Gòn chạy dọc Xa lộ Hà Nội đến depot Long Bình với tổng chiều dài 17,1 km là gói thầu quan trọng nhất của dự án.
Ông Cường cho biết thêm: gói thầu này sẽ hoàn thành toàn bộ trong năm 2018. Đến 2019 sẽ được đưa vào thử nghiệm và đến năm 2020 sẽ chính thức khai thác thương mại.