Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đừng để hộ nghèo bị “buộc tội” mới được trợ giúp pháp lý

Hải Dương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng nay (1/6), Quốc hội làm việc tại hội trường và thảo luận về dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) nghe và thảo luận tại hội trường về nội dung này.

Trong đó, vấn đề phạm vi, điều kiện các đối tượng được trợ giúp pháp lý được nhiều ĐB quan tâm, cho ý kiến.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Chí Tài phát biểu ý kiến. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Trước đó, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày cho biết, có ý kiến đề nghị bỏ quy định điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý, có ý kiến đề nghị giao địa phương căn cứ vào tình hình thực tế quy định điều kiện khó khăn về tài chính. Để bảo đảm sự thống nhất, minh bạch, kịp thời về chế độ chính sách đối với người được hưởng trợ giúp pháp lý trong việc áp dụng điều kiện được hưởng trợ giúp pháp lý thì việc giao Chính phủ quy định là hợp lý. Trong quá trình thực hiện, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể điều kiện khó khăn về tài chính cho phù hợp với từng thời kỳ. Vì vậy, xin Quốc hội cho giữ quy định như dự thảo luật.

Về hỗ trợ thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình tại các huyện nghèo, xã nghèo, có ý kiến đề nghị bổ sung một điều quy định việc hỗ trợ kinh phí của ngân sách T.Ư cho địa phương còn khó khăn chưa tự cân đối được ngân sách cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Tiếp thu ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định theo hướng: Ngân sách T.Ư hỗ trợ kinh phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình cho các huyện nghèo, xã nghèo tại các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách.

Tham gia thảo luận, ĐB Hồ Thị Kim Ngân (tỉnh Bắc Kạn) đặt vấn đề: Đối tượng hộ nghèo và cận nghèo không cần bị buộc tội mới được trợ giúp pháp lý, mà trong bất kỳ trường hợp nào có vướng mắc về pháp lý thì đều được trợ giúp.

Trong khi đó, đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, đối tượng người khuyết tật vốn đã được hưởng trợ lý pháp lý theo quy định Luật Người khuyết tật 2010 nên không cần bổ phải có yếu tố khó khăn về tài chính mới được trợ giúp pháp lý theo dự thảo luật này, đề nghị sửa đổi để không bị chồng chéo. Tương tự, đối tượng là cha, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là những người có công với đất nước nên không cần phải có yếu tố khó khăn về tài chính mới được trợ giúp. Do đó, ĐB đề nghị nên sửa cho phù hợp.