Chốt phiên giao dịch đêm qua - rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay tại thị trường Mỹ đứng ở mức 1.763 USD/ounce, 4 USD/ounce so với chốt phiên trước.Tuy nhiên, đầu phiên sáng nay, tại thị trường châu Á, lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay ở quanh mức 1.769 USD/ounce, tăng 2 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua và tăng 6 USD so với chốt phiên giao dịch tại Mỹ đóng cửa trước đây vài giờ.Giá vàng SJC tại thị trường trong nước cũng tăng so với phiên trước. Cụ thể, lúc 8 giờ 30 phút, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 57,15 – 57,85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng giao dịch mua - bán trong khoảng 57,15 – 57,87 triệu đồng/lượng.Các thị trường trên đều tăng 50.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.Các doanh nghiệp niêm yết ngang giá vàng miếng SJC so với chốt phiên trước. Cụ thể, giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 57,05 – 57,75 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã tăng 150.000 đồng/lượng. Chênh lệch mua - bán là 750.000 đồng/lượng.Tại Công ty Phú Quý, niêm yết giá vàng miếng SJC trên thị trường Hà Nội mua - bán ở mức 57,15 – 57,75 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã tăng 100.000 đồng/lượng. Chênh lệch mua - bán ở mức 600.000 đồng/lượng.Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 50,85 – 51,55 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.Nhẫn Gold 24K của Công ty vàng Việt Nam Gold giao dịch quanh mức 50,6 - 51,5 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua và chiều bán so với phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 900.000 đồng/lượng.Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) mới công bố số liệu GDP quý III/2021 của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 5,2% dự báo trước đó. Trước đó, quý I/2021 kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ tới 18,3%, quý 2 tăng 7,9%, cũng thấp hơn dự báo và quý 3 đã sụt giảm mạnh.Sản xuất công nghiệp trong tháng 9 của nước này chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 4,5% dự báo trước đó. Trong khi đó, doanh số bán lẻ lại vượt kỳ vọng tăng 4,4% trong tháng 9, cao hơn dự báo 3,3%.Chuyên gia nhận định, kinh tế Trung Quốc giảm tốc nhanh chóng là do Ngân hàng Trung ương nước này đã kiểm soát chặt nguồn tài chính trong lĩnh vực bất động sản. Cùng với đó, Trung Quốc cắt giảm sản lượng sản xuất thép, xi măng để đáp ứng nhu cầu điện cho đới sống dân sinh, nhằm giảm khí thải ra môi trường.Giới đầu tư lo ngại rằng, nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới giảm tốc, có thể khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng toàn cầu có thể gặp khó. Việc kiểm soát chặt chẽ trong lĩnh vực bất động sản có thể đẩy nhiều doanh nghiệp địa ốc đứng trước nguy cơ phá sản và có nguy cơ đổ vỡ dây chuyền. Điều này, tiếp tục ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và giám tiếp tác động đến các nước có hoạt động sản xuất, thương mại với quốc gia này. Do đó, vàng lại được giới đầu tư mua vào nhằm tránh rủi ro trên thị trường.