Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá xăng, dầu gần như không đổi

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hoạt động sản xuất yếu kém tại Trung Quốc, châu Âu và Mỹ cũng gây sức ép lên thành giá dầu. Theo số liệu sơ bộ của HSBC, chỉ số quản lý sản xuất của Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm xuống 50,5 điểm, từ mức 51,6 điểm trong tháng 3.

Đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này trong 2 tháng, dưới dự báo của hãng tin Bloomberg.

Sau khi giảm mạnh vào đầu phiên giao dịch 23/4, giá dầu tại thị trường Mỹ đã phục hồi trở lại vào cuối phiên, song không đủ để ghi nhận một ngày lên giá, do các thông tin kinh tế đáng thất vọng mới đây của Trung Quốc và châu Âu.

Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2013 giảm không đáng kể 1 xu, xuống còn 89,18 USD/thùng. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 8 xu, xuống 100,31 USD/thùng.

Giá xăng, dầu gần như không đổi - Ảnh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet

Cũng trên sàn giao dịch New York hôm 23/4, giá khí tự nhiên giao tháng 5 giảm được 3 cent, xuống còn 4,24 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao cùng hạn giảm được 5 cent, xuống còn 2,72 USD mỗi gallon. Trong khi đó, giá dầu sưởi giao tháng 5 chốt phiên ở mức 2,81 USD mỗi gallon, không hề thay đổi so với phiên giao dịch ngày 22/4.

Theo HSBC, chỉ số quản lý sức mua (PMI) sơ bộ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ đứng ở mức 50,5 trong tháng Tư này, giảm so với mức tương ứng 51,6 của tháng Ba.

Trong khi đó, theo đánh giá của tổ chức Platts, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 đã tăng 1,8% lên mức trung bình 9,77 triệu thùng dầu mỗi ngày. Song, mức tăng này không đủ làm giá dầu thô đi lên. Giới phân tích cho rằng, số liệu sản xuất yếu kém ở Trung Quốc vẫn có sức chi phối lớn hơn với các giao dịch dầu.

Tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu, hoạt động khu vực tư nhân trong tháng 4 tiếp tục giảm với cùng nhịp độ trong tháng 3. Chỉ số PMI sơ bộ của khu vực này đứng ở mức 46,5 điểm, không thay đổi so với tháng trước đó. Tại Mỹ, chỉ số PMI sản xuất sơ bộ tháng 4 cũng giảm xuống còn 52 điểm, mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.

Thông tin này càng khiến những hy vọng về sự phục hồi của Liên minh tiền tệ gồm 17 quốc gia này càng trở nên mù mịt. Tuy nhiên, sự khởi sắc của thị trường cổ phiếu đã giúp ngăn chặn đà giảm sâu của giá dầu và giúp mặt hàng này khép phiên gần như đứng giá so với ngày giao dịch trước đó.

Tới phiên giao dịch ngày 24/4 tại thị trường châu Á, giá dầu lại đảo chiều đi lên, nhờ hy vọng về sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại Mỹ.

Mở cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 6/2013 tăng 21 xu, lên 89,39 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 17 xu lên 100,48 USD/thùng.