Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm Trương Quang Thiều (đầu tiên bên trái) kiểm tra, đôn đốc công tác GPMB đường Phạm Văn Đồng. Ảnh: Ngọc Hải |
Lại cam kết
Cùng đi với ông Trương Quang Thiều trong buổi thị sát đoạn tuyến dự án mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp còn có Giám đốc Ban QLDA quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Công Thảo và nhiều cán bộ các phòng, ban liên quan. Báo cáo với lãnh đạo Quận ủy Bắc Từ Liêm, ông Nguyễn Công Thảo cam kết trong ngày 22/5 sẽ bàn giao tiếp một số vị trí cho Chủ đầu tư dự án. Một số khác sẽ bàn giao vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội cho hay, ngày 22/5, cũng như nhiều lần cam kết trước đó, không có vị trí mặt bằng nào được bàn giao.Vị này thông tin thêm: “Một số vị trí hiện là đất lưu không hoặc nơi tập kết phế liệu, nhưng cũng không bàn giao được cho chúng tôi, không hiểu vì sao”. Ví dụ như khu vực phục vụ thi công cống hộp đôi dọc và cống 4 cửa thoát nước mưa ra sông Cầu Đá, bên phải tuyến (dãy nhà số lẻ), cần GPMB 15 hộ dân. Trong đó, đất ở của các hộ gia đình chỉ có từ đoạn Công ty ICC đến ngõ 521 đường Phạm Văn Đồng, còn lại là lều lán, đất lưu không... Thế nhưng, đơn vị thi công không thể “nhúc nhích” được chút nào trong gần một năm qua do địa phương không bàn giao mặt bằng.Chỉ đạo trực tiếp tại công trường, Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm Trương Quang Thiều yêu cầu Ban QLDA quận nhanh chóng bàn giao tất cả các vị trí mặt bằng đã sạch hoặc không có vướng mắc để Chủ đầu tư thi công. Nhưng thực tế cho thấy, đó dường như là phần việc không hề dễ dàng đối với Ban QLDA quận Bắc Từ Liêm.Người dân còn băn khoănKhảo sát thực tế cho thấy, những vướng mắc trong công tác GPMB dự án mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, chủ yếu xuất phát từ tâm lý băn khoăn của người dân. Ví như trường hợp 19 hộ dân trú tại dãy tập thể, ki ốt của 4 đơn vị - vị trí đối diện trụ sở Bộ Công an hiện nay. Bà Nguyễn Thị Riêng - một trong 19 hộ dân cho biết: “Lúc đầu thông báo phương án đền bù chúng tôi 39 triệu đồng/m2. Lần thứ hai thì giảm xuống còn 10 triệu đồng/m2, lần thứ ba giảm xuống còn có hơn 5 triệu đồng. Người dân chúng tôi chẳng hiểu như thế nào”.Tương tự, ông Nguyễn Hồng Phong cũng không giấu nổi lo lắng. Theo ông Phong, gia đình ông có 7 người, nếu bàn giao mặt bằng cho dự án thì cả nhà chỉ còn 10m2. “Căn hộ tái định cư quận cho tôi mua giá hơn 1,3 tỷ đồng, trong khi tất cả số tiền hỗ trợ cho tôi chỉ hơn 500 triệu đồng. Chúng tôi chưa có 800 triệu đồng để mua nhà tái định cư thì biết đi đâu sống? Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương có thêm hình thức hỗ trợ để có thể sớm ổn định cuộc sống” - ông Phong bày tỏ.Tâm tư của các hộ dân nhìn chung vẫn xoay quanh phương án đền bù. Bởi thế, không chỉ những hộ dân làm nghề tự do không chấp nhận "giao đất", mà ngay cả chủ hộ là cán bộ công chức cũng vậy. Giám đốc Ban QLDA quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Công Thảo cho biết, có trường hợp chủ nhà thuộc diện GPMB là cán bộ, công chức. Thuyết phục không được, đơn vị phải gửi cả công văn đến nơi công tác của chủ nhà để nhờ vận động mà vẫn chưa có kết quả.Có thể thấy công tác GPMB tại dự án mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm vẫn còn ngổn ngang, vướng mắc phức tạp và khó có thể đúng hẹn, đáp ứng tiến độ thi công công trình. “Chúng tôi đang rất lo lắng. Thiếu mặt bằng sẽ kéo theo hàng loạt hệ luỵ về tiến độ, chi phí... đặc biệt là ảnh hưởng đến lưu thông, vệ sinh môi trường trên tuyến” - đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội chia sẻ.