“Đây là loại virus cực kỳ nguy hiểm với con người”, Keiji Fukuda – trợ lý tổng giám đốc WHO về sức khỏe, anh ninh và môi trường phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ tư (24/4).
Hiện đã có hơn 100 người ở Trung Quốc nhiễm H7N9 - Ảnh: news.cn
“Chúng tôi cho rằng loại virus này có thể dễ dàng lây truyền từ gia cầm sang người hơn virus H5N1”, ông nói thêm khi đề cập đến sự bùng phát dịch cúm gia cầm từ năm 2004 đến năm 2007, đã cướp đi 332 sinh mạng.
“Đây chắc chắn là một trong những virus cúm gây chết người nhiều nhất mà chúng ta đã thấy cho đến nay.”
Khi tiếp tục điều tra vào các nguồn có thể bị lây nhiễm, ông Fukuda cảnh báo rằng chính quyền vẫn đang cố gắng để tìm hiểu loại virus này. WHO cho biết Trung Quốc cần cảnh giác hơn với những lây nhiễm tiếp theo.
Cảnh báo của Fukuda đưa ra khi những nhà chức trách y tế Đài Loan cho biết họ đã xác nhận trường hợp đầu tiên của người nhiễm H7N9 ở Đài Loan – bệnh nhân này đã sang Trung Quốc.
Hôm thứ tư, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan cho biết một người đàn ông Đài Loan 53 tuổi, đã làm việc ở miền đông Trung Quốc bị xác nhận có nhiễm virus H7N9. Tình trạng của ông được mô tả khá nghiêm trọng.
Ông đã di chuyển qua lại thường xuyên giữa tỉnh Jingsu của Trung Quốc và Đài Loan, các quan chức y tế cho biết.
“Theo bệnh nhân này, ông không tiếp xúc với chim và gia cầm trong thời gian ở Tô Châu (tỉnh Jingsi) và cũng không tiêu thụ trứng và gia cầm chưa nấu chín,” CDC Đài Loan cho biết.
Quan chức y tế Đài Loan cho biết họ đang sàng lọc du khách đến từ Trung Quốc có dấu hiệu H7N9.
Trong khi đó, Fukuda cho biết các quan chức của WHO “mới có sự hiểu biết ban đầu về loại virus này”.
“Tình hình vẫn còn phức tạp, khó khăn và còn phát triển hơn”, ông nói.
Vì vậy, đến nay vẫn chưa có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người, các nhà chức trách nói.
“Tuy nhiên, chúng tôi muốn lưu ý rằng nếu trong tương lai chứng minh được không có việc lây truyền từ người sang người, điều này sẽ không có gì đáng ngạc nhiên”, Fukuda cảnh báo thêm rằng nó là quan trọng để duy trì cảnh giác, theo dõi sự lây lan và đột biến của virus.
“Chúng tôi không chắc chắn rằng nguyên nhân của căn bệnh là do tiếp xúc với nguồn của virus hoặc có sự hạn chế lây nhiễm từ người sang người”, ông nói. “Hơn nữa, chúng tôi không phát hiện thấy sự lây lan liên tục từ người sang người”.
Trong khi đó một vài yếu tố của dịch bệnh khiến các nhà điều tra bối rối, cụ thể tại sao virus hướng tới đối tượng là người già và thực tế nó không có hoặc có triệu chứng bệnh nhẹ trong một vài trường hợp và gây tử vong ở những người khác - các nhà chức trách đã tuyên bố một số cách khắc phục quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch.
Anne Kelso – Giám đốc một trung tâm nghiên cứu của WHO cho biết các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy một “sự suy giảm đáng kể” trường hợp mắc bệnh ở Thượng Hải sau khi thị trường gia cầm sống của thành phố bị đóng cửa vào ngày mùng 6-4. Bà cho rằng phát hiện “rất đáng khích lệ”, nó là bằng chứng cho thấy việc đóng cửa thị trường gia cầm sống là một cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Đoàn kiểm tra Y tế quốc gia của Trung Quốc, Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Tổ chức Y tế Thế giới đều chỉ ra rằng cho đến nay không có loài chim di cư được kiểm tra dương tính với virus. Các loài chim di cư là con đường lây truyền đáng lo ngại ra khỏi vùng dịch.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng H7N9 chỉ được tìm thấy ở gà, vịt và chim bồ câu tại chợ gia cầm sống.
Các chuyên gia của WHO cho biết đã có những nỗ lực được tiến hành ở các quốc gia khác để phát triển một loại vắc xin sau khi các quan chức Trung Quốc thừa nhận sự giúp đỡ quốc tế là cần thiết đối với tình trạng này.
Trong khi đó, Ủy ban kế hoạch sức khỏe gia đình và quốc gia cho biết trong bản cập nhật hàng ngày có tổng cộng 108 trường hợp H7N9 đã được báo cáo ở Trung Quốc, trong đó có 22 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp đã được hạn chế đến Thương Hải và các tỉnh lân cận ở miền đông Trung Quốc.